Ông Hà Sĩ Đồng (áo trắng, giữa) kiểm tra thực tế hiện trường cá chết vào những ngày cuối tháng 4.2016 |
Ông Hà Sĩ Đồng, chủ trì một cuộc họp bàn cách khắc phục hậu quả cá chết vào giữa tháng 6.2016 |
Theo ông Hà Sĩ Đồng, ngay vào lúc này, khi đã có kết quả về việc ai gây ra thảm họa, người dân cần bình tĩnh, chờ cách xử lý của T.Ư và các tỉnh |
Bao giờ biển lại như xưa?
Đó là câu hỏi mà chúng tôi bắt gặp và cũng là niềm mỏi mong của nhiều ngư dân ở Thừa Thiên - Huế sau khi họ biết được thủ phạm hủy hoại môi trường biển.
Lộc Vĩnh là địa phương thứ hai sau thị trấn Lăng Cô (H.Phú Lộc) ở Thừa Thiên - Huế xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Toàn xã có gần 500 phương tiện đánh bắt hải sản bị ngưng trệ; có 1000 hộ dân với gần 5.000 người bị thiệt hại từ hiện tượng này Tình trạng cá chết, biển “độc” đã khiến nhiều hộ ngư dân bỏ nghề, tứ tán. Trưởng thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh Nguyễn Xuân Đàn bấm đốt ngón tay kể cả thôn có gần 100 tàu có gắn máy lẫn không gắn máy cùng với 42 hộ dân làm hậu cần nghề cá. Cả thôn điêu đứng vì cá chết, nên 20 người đàn ông tuổi trên dưới 40 là những trụ cột trong nhà phải rời quê, tìm đến các tỉnh, thành phố khác xin đi phụ đánh cá, làm thuê kiếm tiền gửi về nuôi vợ con. Hệ lụy biển ô nhiễm, cá chết không chỉ tác động đến những ngư phủ trụ cột gia đình ở làng chài ven biển ấy, mà ngay cả những người bán cá. Khu chợ cá Lộc Vĩnh tấp nập hải sản tươi một thời trong 3 tháng qua đìu hiu não nề. Bà Tống Thị Huệ, 60 tuổi, ở thôn Binh An 2 kể rằng do khó khăn nên 4 - 5 người buôn chung 3 rổ cá đồng, một vài mớ rau. Bà Huệ có 5 người con thì 4 đã và đang học đại học, tất cả nhờ nghề buôn cá và làm nước mắm cá của bà. “Mấy tháng nay thì chịu, nghỉ buôn cá biển, ảng (bể) làm mắm cũng bỏ luôn. Mấy đứa con ăn học không biết sao mà tính đây?”, bà Huệ nói.
Ngồi cạnh bà Huệ là “bà chủ” buôn cá nổi tiếng tên Nguyễn Thị Ty, 54 tuổi, ở thôn Bình An 1, xã Lộc Vĩnh. Nhà bà Ty có hẳn một chiếc ôtô tải chở cá đi bán. Khi chưa có tình trạng cá chết biển nhiễm độc công việc của bà Ty hằng ngày hầu như không ngơi nghỉ. Cá lớn bà Ty nhập vào Đà Nẵng, ra Huế cá vừa bà để bán ở chợ, cá nhỏ bán cho các chủ hồ tôm, cá làm thức ăn. Công việc từ sáng đến tối, đủ chăm nuôi người chồng bị bệnh và 5 người con ăn học. Nhưng sau khi cá chết, ngư dân điêu đứng nghề buôn bà cũng điêu đứng theo. Bà Ty chuyển ôtô tải chở cá sang chạy thuê, bản thân bà chuyển sang nghề bán mắm dưa cà ở chợ Lộc Vĩnh.
|
Theo Thanh Niên Online