CNN dẫn báo cáo mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông tin, nền kinh tế Nga đang hồi phục rõ rệt sau suy thoái và cấm vận.
Nga lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, do đó thực tế giảm giá dầu năm 2014 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước.
Những biện pháp trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây áp đặt vì cho rằng Nga "nắm quyền kiểm soát Crimea của Ukraine" lại đã giáng thêm cho nền kinh tế Nga "một đòn nặng".
IMF khen kinh tế Nga tăng trưởng trong cấm vận. |
Do suy thoái kinh tế và sự mất giá đồng rúp, nhiều người đã phải thắt lưng buộc bụng.
Nhưng cho tới bây giờ, như CNN xác nhận, "tất cả mọi chuyện đang trở nên ổn hơn".
"Nền kinh tế Nga đã ra khỏi cuộc suy thoái kéo dài hai năm, trong đó, nhờ vào đường lối chính trị hiệu quả của chính quyền và dự trữ thực tế vững chắc, suy thoái đã giảm nhiều so với trước" - báo cáo của IMF xác nhận.
Năm ngoái, giá dầu tụt dốc còn gần như một nửa, nhưng đã tăng nhanh sau đó khi một thùng dầu có giá khoảng 50 USD, một phần nhờ việc cắt giảm khối lượng khai thác sau thỏa thuận đạt được của các thành viên OPEC như Saudi Arabia và Nga.
IMF đánh giá khả quan với những kế hoạch của Moscow trong việc giảm thâm hụt ngân sách, khôi phục dự trữ ngoại hối, tư nhân hóa một số công ty Nhà nước và "thanh lọc những ngân hàng yếu kém khỏi hệ thống tài chính".
Các chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp quốc cũng đánh giá cao triển vọng cải thiện nền kinh tế Nga.
TASS dẫn lời chuyên gia Dawn Holland của Liên minh châu Âu thuộc Vụ Kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc (DESA) đánh giá, chương trình thay thế các sản phẩm nhập khẩu của Chính phủ Nga bằng các lệnh cấm vận của phương Tây và Mỹ đã một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nga.
Bà Holland cũng cho rằng: "Các biện pháp trừng phạt rõ ràng có một số tác động, tiếp cận với tài chính quốc tế ở Liên bang Nga đã cản trở việc phục hồi.
Nhưng chúng ta thấy nền kinh tế hồi phục trong năm nay và sau đó là thay đổi trong cơ cấu sản xuất nhằm một thích ứng với các biện pháp trừng phạt như thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản xuất trong nước và đã khá thnafh công ở một số lĩnh vực. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trogn năm nay".
"Rõ là có những tác động từ cấm vận kinh tế, nhưng chúng ta đã được áp dụng trong một khoảng thời gian dài và nền kinh tế Nga sã bắt đầu thích ứng cũng như bắt đầu phát triển theo hướng thích ứng" - vị chuyên gia nhấn mạnh.
Dẫu vậy, IMF cũng cảnh báo rằng những hậu quả kéo dài của các lệnh trừng phạt vẫn có thể gây trở ngại cho đầu tư, và chính phủ Nga cần phải theo đuổi một chương trình cải cách rộng hơn để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ và các mặt hàng khác.
Nga không cần dỡ bỏ lệnh trừng phạt
Với sự tăng trưởng được chính quốc tế công nhận như hiện nay, nước Nga rõ ràng đang thích ứng và vươn lên khỏi các cấm vận.
Ngày 23/5, người phát ngôn Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Vladimir Markin cho biết Moscow không hy vọng các biện pháp trừng phạt nước này sẽ sớm được dỡ bỏ.
Nga tự phục hồi vì cấm vận, nếu dỡ bỏ cấm vận, Nga sẽ khó khăn |
Tờ báo Izvestia dẫn lời ông Markin cho rằng quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga không chỉ tác động tiêu cực đến nước này mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia nước ngoài.
Tờ báo Izvestia dẫn lời ông Markin cho rằng quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga không chỉ tác động tiêu cực đến nước này mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia nước ngoài.
Trên thực tế, cũng theo như các dự báo, việc Nga thích ứng với cấm vận là một cách điều khiển thị trường trước các trở ngại từ nước ngoài. Việc duy trì trong thời gian dài các cấm vận kinh tế khiến Nga tìm được phương pháp thích hợp để ứng phó và phát triển.
Hiện nay, trên con đường này, nếu tiếp tục duy trì các cấm vận, kinh tế nội địa của Nga sẽ càng tăng trưởng hơn. Nhưng nếu dỡ bỏ trừng phạt, sự biến động của thị trường Nga khi đó, với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mới nổi chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều lần.
Theo Đất Việt