|
Công nhân làm việc tại một đồn điền trồng chuối của Trung Quốc ở tỉnh Bokeo, miền Bắc Lào. |
Cụ thể, một hãng thông tấn, trong khi chuối mang lại lợi ích kinh tế cho những người dân sống ở khu vực nghèo khổ thì việc những đồn điền trồng chuối này sử dụng hóa chất cũng rất đáng quan ngại, bao gồm cả thuốc diệt cỏ paraquat bị cấm ở Lào.
Theo Straits Times, đối với những người Lào là dân tộc thiểu số nghèo sống ở vùng đồi núi như người Hmong hoặc Khmu, cơn sốt lao động trong những đồn điền trồng chuối của Trung Quốc khiến họ có tiền lương cao hơn việc tự trồng trọt.
Ngân hàng Thế giới cho biết, vào thời điểm thu hoạch, họ có thể kiếm được ít nhất 10 USD một ngày và đôi khi tăng gấp đôi, một khoản tiền kếch xù ở một đất nước có thu nhập bình quân hàng năm là 1.740 USD vào năm 2015.
Tuy nhiên, đánh đổi với số lương đó, họ phải tiếp xúc nhiều với nhiều loại hóa chất. Bởi hầu hết người trồng chuối Trung Quốc ở Lào đều trồng giống chuối Cavendish mà người tiêu dùng ưa chuộng nhưng dễ mắc bệnh.
Do đó, họ đã làm giảm nguy cơ chuối mắc bệnh bằng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ paraquat. Được biết, thuốc paraquat bị Liên minh châu Âu và các nước khác bao gồm cả Lào cấm sử dụng, và nó cũng đã bị loại bỏ ở Trung Quốc. Chuối cũng được nhúng trong thuốc diệt nấm để được đảm bảo khi được vận chuyển đến Trung Quốc.
|
Những thùng hóa chất được dùng trong các đồn điền trồng chuối của người Trung Quốc tại Bắc Lào. |
Chính phủ Lào đã có hành động để giải quyết vấn đề, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết trong một bài đăng trên Facebook cùng với các bức ảnh của Reuters về những khu đồn điền trồng chuối của Trung Quốc.
“Chính phủ không thể bỏ qua điều này. Kể từ năm ngoái, tôi đã ra lệnh cấm các nhà đầu tư thuê thêm đất nông nghiệp để trồng chuối vì những thiệt hại do ô nhiễm hoá học gây ra”, ông Thongloun nói.
Theo Straits Times, một số chủ cơ sở trồng và quản lý đồn điền chuối của Trung Quốc bày tỏ sự thất vọng trước lệnh cấm trồng chuối của Chính phủ Lào khi hợp đồng hết hạn. Họ nói rằng việc sử dụng hóa chất là cần thiết, và họ không cho rằng người lao động mắc bệnh là vì họ.
Wu Yaqiang, quản lý trang web tại một đồn điền chuối thuộc sở hữu của Jiangong Agriculture, một trong những công ty có đồn điền trồng chuối lớn nhất của Trung Quốc tại Lào, cho biết: “Nếu bạn muốn làm đồn điền, bạn bắt buộc phải sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu”.
“Nếu chúng tôi không đến đây để làm kinh tế, nơi này sẽ chỉ có núi thôi”, ông này nói thêm khi quan sát các công nhân vận chuyển những buồng chuối nặng khoảng 30kg lên những sườn đồi dốc đến một trạm đóng gói thô sơ.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Geng Shuang, nói rằng ông không biết các vấn đề cụ thể xung quanh người trồng chuối Trung Quốc ở Lào.
“Về nguyên tắc, chúng tôi luôn đòi hỏi các công ty Trung Quốc, khi đầu tư và hoạt động ở nước ngoài phải tuân thủ luật pháp và các quy định của địa phương, thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường địa phương”, ông nói.
Bộ Nông nghiệp Lào đã không có phản hồi ngay lập tức cho nhận định này của phía Trung Quốc.
Đáng chú ý, Thủ tướng Lào cũng cho biết việc sử dụng hóa chất đã làm cho nông dân mắc nhiều bệnh và nguồn nước cũng bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Thongloun không nói liệu Lào có hành động ngăn cấm các đồn điền chuối này hay không.
Theo một số tờ báo Trung Quốc, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào, một nước có 6,5 triệu dân trên đất liền, không biển đảo với hơn 760 dự án trị giá khoảng 6,7 tỷ USD.
Theo Dân Trí