|
Vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà là địa điểm dễ dàng nhìn thấy vọoc chà vá chân nâu trong tự nhiên |
Đây là con số từ hội thảo công bố kết quả nghiên cứu hiện trạng quần thể vọoc chà vá chân nâu và giải pháp bảo tồn loài tại bán đảo Sơn Trà do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.Đà Nẵng tổ chức.
"Chúng tôi nghiên cứu về Sơn Trà từ năm 2006 đến nay với sự phối hợp của kiểm lâm Đà Nẵng về số lượng, phân bổ... Tuy nhiên, số cá thể voọc mà chúng tôi kiểm đếm được qua 11 năm nghiên cứu ở Sơn Trà thấp hơn rất nhiều số liệu mới được công bố của trung tâm GreenViet". |
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng thì đây là con số “phi chính thức” vậy nên chỉ tham khảo chứ không phải là công bố có tính pháp lý.
Ông Tiến cũng cho rằng, việc Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức nghiên cứu rồi công bố là chưa đúng bởi việc nghiên cứu trong rừng đặc dụng phải được sự cho phép của cơ quan chức năng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng.
“Theo quy định, những số liệu công bố cấp tỉnh, thành và cấp quốc gia đều do cơ quan quản lý nhà nước công bố. Như việc điều tra động vật rừng là do Chi cục kiểm lâm địa phương làm chủ trì điều tra trên cơ sở kết hợp thực hiện cùng các tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.
Sau quá trình nghiên cứu thì có hội đồng khoa học tổ chức nghiệm thu đề tài mới đủ cơ sở pháp lý để công bố số liệu” ông Tiến cho biết.
Cũng theo ông Tiến: từ trước đến nay, TP.Đà Nẵng đã 3 lần công bố số liệu liên quan đến vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà. Cụ thể vào năm 1989 ước tính có 400 cá thể, vào năm 2007 có khoảng 170 cá thể và mới đây nhất công bố năm 2009 có khoảng 300 cá thể.
Trong khi đó, theo chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành, đại diện tổ chức Bảo tồn voọc vá Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, kiểm đếm mới có thể kết luận được con số tương đối chính xác cá thể vọoc chà vá chân nâu ở Sơn Trà.
Theo TTO