Hàng cây xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng, đoạn từ bờ sông Sài Gòn đến giao lộ đường Lê Duẩn, quận 1, TPHCM có tuổi đời cả trăm năm, cành lá xum xuê toả bóng mát cho người đi đường. Tuy nhiên, để phục vụ cho công trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, hàng cây sẽ bị đốn bỏ và di dời đi nơi khác.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, sẽ có 115 cây được di dời và 143 cây phải đốn hạ.
Việc đốn hạ, di dời cây sẽ không làm đồng loạt mà thực hiện theo tiến độ thi công các hạng mục cầu Thủ Thiêm 2.
Cụ thể, tháng 8 sẽ di dời 20 cây, đốn hạ 43 cây từ giao lộ đường Nguyễn Hữu Cảnh đến bờ sông Sài Gòn. Tới tháng 10, tiếp tục di dời 36 cây và đốn hạ 43 cây 2 bên vỉa hè đường Lê Duẩn đến Nguyễn Hữu Cảnh.
UBND TP.HCM ưu tiên di dời, đốn hạ những cây có khả năng sống thấp, những cây di dời được bứng dưỡng về chăm sóc tại lâm viên Đại học Nông lâm, gỗ thu được từ các cây chặt bỏ được dùng chế tạo các sản phẩm công cộng.
Trên đường Tôn Đức Thắng có 4 hàng cây xà cừ, do người Pháp trồng thành hàng thẳng tắp, cao trung bình 25m.
Hàng cây cổ thụ trăm năm trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM sắp bị đốn hạ, di dời để phục vụ cho việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. |
Trên đường Tôn Đức Thắng có 4 hàng cây cổ thụ cành lá xum xuê, luôn toả bóng mát cho người đi đường. |
Sẽ có 115 cây được di dời và 143 cây phải đốn hạ. |
Những cây cổ thụ này do người Pháp trồng thành hàng thẳng tắp, mỗi cây cao trung bình 25m. |
Những cây xà cừ trăm năm tuổi, bộ gốc lớn và rễ trồi lên cao. Gốc cây thường là nơi cho chim chóc trú đậu. |
Từ lâu, hàng cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng trở thành hình ảnh quen thuộc với người Sài Gòn. Bác xe ôm ngủ trưa dưới gốc cây. |
Hàng cây còn gắn bó với cuộc mưu sinh của những người lao động nghèo. "Tôi chạy xe ôm đã 4 năm trên đường này, nghe tin hàng cây sắp bị chặt tôi cũng buồn lắm, vì những lúc trưa nắng không biết sẽ phải ngồi ở đâu chờ khách". Ông Phạm Văn Tú tâm sự. |
Một tài xế ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây cổ thụ. |
UBND TP.HCM ưu tiên di dời, đốn hạ những cây có khả năng sống thấp, những cây di dời được bứng dưỡng về chăm sóc tại lâm viên Đại học Nông lâm, gỗ thu được từ các cây chặt bỏ được dùng chế tạo các sản phẩm công cộng. |
Chi phí cho phương án xử lý cây xanh trên đường này khoảng 7 tỷ đồng. |
Hình ảnh hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng nhìn từ trên cao. |
Hình ảnh hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng nhìn từ trên cao.
|
Theo Dân Trí