Đây là bài viết về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar - các nước vùng Vịnh, về mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Qatar, về tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” và một số vấn đề có liên quan từ một góc độ rất khác với các cách nhìn quen thuộc. Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả.
Phó Tổng thư ký Tổ chức “ Những người anh em Hồi giáo” Zaki Bani Irshaid ( ở giữa ) tại buổi mit tinh sau khi ra tù tại Jorrdany . Ảnh: Reuters |
Đầu tháng 6/2017, các nước A rập Saudi, Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và áp đặt các biện pháp cấm vận Doha, - tiếp theo đó, ra tối hậu thư với giới lãnh đạo chính trị của Vương quốc này (nội dung tối hậu thư đã được đăng tải, xin không nhắc lại – ND). Sau những nước vừa nói tới ở trên, một số các nước khác tại khu vực cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Giới lãnh đạo Qatar bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố không thay đối đường lối đối ngoại của mình.
Bão táp Vùng Vịnh
Triển vọng (giải quyết) cuộc xung đột hiện vẫn không rõ ràng. Những bất đồng giữa các nước đã ở mức rất nghiêm trọng và khó có thể có một bên nào đó trong số các nước liên quan trong những bối cảnh như hiện nay lại đứng ra tự nhận là mình đã sai lầm.
Hậu quả của cuộc xung đột đã được cảm nhận rõ ở khu vực ngoại vi Vịnh Pec- xich. Cụ thể, Qatar đã rút lực lượng gìn giữ hòa bình của mình được bố trí tại trên biên giới Eritrea - Djibouti từ năm 2011 để đáp trả lập trường chống Qatar của Djibouti đã làm cho tình hình quân sự trên khu vực biên giới giữa hai nước trên đột ngột gia tăng căng thẳng và đã xuất hiện nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột vũ trang mới giữa Eritrea và Djibouti.
Qatar – nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới, khoản thu nhập khổng lồ từ xuất khẩu năng lượng (dầu mỏ- khí đốt) cho phép nước này đầu tư vào rất nhiều dự án khác nhau trên toàn thế giới, kể cả tại các nước Châu Âu và Mỹ.
Chính vì vậy mà các biện pháp cấm vận kinh tế đơn thuần sẽ không gây ra những hậu quả mang tính thảm họa đối với nền kinh tế của Vương quốc và làm sụt giảm đáng kể mức sống của dân chúng.
Tuy quyết định của Riyadh (Ả Rập Saudi) đóng cửa biên giới có thể gây khó khăn và làm gián đoạn việc đảm bảo lương thực và các mặt hàng khác cho dân chúng Qatar, cũng như lệnh cấm sử dụng không phận (A rập Saudi) có thể gây thiệt hại đáng kể cho Công ty vận tải hàng không “Qatar Airways”.
Còn về khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự thì hiện không thể loại trừ một kịch bản như vậy. Đặc biệt là nếu tính tới việc Lực lượng vũ trang Vương quốc Qatar kém xa tiềm lực quân sự của Ả Rập Saudi và các nước khác trên bán đảo A rập.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện những ý đồ tương tự (tấn công quân sự), (Liên minh chống Qatar) phải đối mặt với những trở ngại rất lớn, trước hết bởi vì một trong những nhân tố đảm bảo an ninh cho Qatar chính là sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ "al – Udaid" trên lãnh thổ nước này.
Căn cứ quân sự này (của Mỹ) không chỉ là địa điểm đóng quân của các đơn vị Không quân Mỹ, mà còn là một mắt xích quan trọng trong hệ thống điều hành các hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn bộ khu vực Cận Đông.
Theo mốt số đánh giá khác, căn cứ “al – Udaiad” còn thực hiện chức năng điều phối khi tổ chức hoạt đông của tất cả các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Afganistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và các nước khác trên bán đảo A rập. Chính vì vậy mà một tấn công quân sự nhằm vào Qatar có thể vượt “lằn ranh đỏ” và (làm tổn hại) các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Trong khi đó, đối với Washington thì ra một quyết định chính trị di dời căn cứ này sang một nước khác là một việc không hề dễ dàng, dù mới chỉ xét từ góc độ kỹ thuật thuần túy.
Tuy nhiên, trong trường hợp có nhu cầu phải “ủng hộ tiến trình dân chủ hóa” tại Qatar, thì sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ tại đây cũng đã quá đủ để không cần phải điều đến đến khu vực này một cụm tàu sân bay tấn công: lực lượng (Mỹ) được bố trí tại đây có thể gây tác động làm thay đổi một cách căn bản xu hướng phát triển của các sự kiện tại Qatar, – như đã nói ở phần đầu, Quân đội nước này chỉ có khoảng 10.000 người.
Cả Tehran lẫn Ankara đều bày tỏ sự quan ngại trước cuộc khủng hoảng và Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là những nước đầu tiên đồng ý hỗ trợ Qatar giải quyết những vấn đề phát sinh trong đảm bảo an ninh lương thực cho Qatar, lập cầu đường không và đồng thời tổ chức dịch vụ logistic đường biển (cho Qatar).
Chỉ hai ngày sau tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha của Cairo, Riyadh và Abu –Dhabi, ngày 7/6/2017, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn hai thỏa thuận với Qatar.
Thỏa thuận thứ nhất – về việc bố trí tăng cường l.ực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar (con số tăng cường khoảng 3.000 người – cộng với 150 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã có mặt trước đó).
Còn thỏa thuận thứ hai - Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ tham gia huấn luyện các đồng nghiệp Qatar.
Những thỏa thuận trên đã được ký từ trước khi xảy ra khủng hoảng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan ngay lập tức đã trấn an dư luận khi tuyên bố rằng những thỏa thuận đó chỉ nhằm mục đích cùng cố an ninh chung trên khu vực vùng Vịnh và không nhằm chống lại bất cứ một nước thứ ba nào.
Tuy nhiên, liên minh Ankara – Doha đã là một thực tế rõ ràng: Qatar là nước đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, còn mối quan hệ của Tổng thống (Thổ Nhĩ Kỳ ) và Quốc vương (Qatar) được đánh giá là rất gần gũi.
Năm 2016, Qatar là một trong những nước đầu tiên tuyên bố ủng hộ R . Erdogan sau âm mưu đảo chính quân sự bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ. Và liên minh này có thể gây tác động rất lớn đến tình hình quân sự - chính trị trong toàn khu vực Cận Đông.
Lịch sử phe đối lập
Một trong những cáo buộc từ những nước tuyên bố tẩy chay Qatar là nước này đã ủng hộ phong trào “Những người anh em Hồi giáo” trong khu vực.
Ankara quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự tại Qatar . Ảnh : Reuters |
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, tổ chức này (Những người anh em Hồi giáo) thường được mô tả là những nhà hoạt động chính trị ngoại vi hoặc là những kẻ cực đoan.
Tuy nhiên, bản chất và vai trò của tổ chức đó trong những tiến trình đang xảy ra trong thế giới Hồi giáo hiện đại có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều: về mức độ ảnh hưởng, có thể so sánh phong trào “Những người anh em Hồi giáo" với các phong trào cải cách tại Châu Âu thế kỷ thứ XVI, ví dụ như Chủ nghĩa Kelvin hoặc Chủ nghĩa Luther.
Thêm nữa, tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” đã hình thành từ 40 năm trước khi Qatar trở thành một quốc gia độc lập và có một loạt nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức này.
Cũng như đối với Châu Âu, thể kỷ XX là thời đại của những biến thiên vĩ đại và những thử thách nặng nề đối với các nước A rập, trong đó có Ai Cập. Mặc dù được công nhận độc lập từ Anh vào năm 1922, nhưng trong vòng 3 thập kỷ tiếp theo đó, mức độ phụ thuộc vào London cả về kinh tế lẫn chính trị của Ai Cập vẫn cực kỳ lớn.
Sự phụ thuộc đó làm tổn thương tình cảm tự hào dân tộc, gây nhiều phản ứng tiêu cực trước các giá trị văn hóa và truyền thống Phương Tây và làm cho rất nhiều các vấn đề xã hội, kinh tế không thể giải quyết được.
Trong những hoàn cảnh khó khăn, nhân dân và các dân tộc theo nhiều tôn giáo khác nhau thường tìm đến các giá trị tôn giáo với hy vọng tìm thấy ở tôn giáo sự nâng đỡ và hỗ trợ.
Xã hội Ai Cập với một bộ phận dân chúng đáng kể rất sùng đạo Hồi cũng không là trường hợp ngoại lệ.
Hasan al Banna, một giáo viên phổ thông trẻ sinh ra trong một gia đình giáo sỹ, say mê môn Thần học từ nhỏ chính là một con người như vậy.
Khi làm việc ở Ismalia, một thành phố mang đậm chất “Phương Tây hóa“ nhất ở Ai Cập vào thời kỳ đó, ông cho rằng ảnh hưởng văn hóa Phương Tây gây tổn hại cho xã hội Ai Cập, và cho rằng để cứu rỗi xã hội Ai Cập cần phải nâng cao vai trò của các định chế tôn giáo và phục hưng những giá trị truyền thống của Đạo Hồi.
Lịch sử “Những người anh em Hồi giáo“ bắt đầu từ năm 1928, khi sáu công nhân của một Công ty khai thác Kênh đào Suez bị hấp dẫn bởi những bài giảng đạo của vị thầy giáo trẻ uyên bác này quyết định đi theo Hasan al Banna để thành lập phong trào riêng của mình.
Sau đó 10 năm, Tổ chức này (Những người anh em Hồi giáo) đã nổi tiếng trên toàn bộ các tỉnh của Ai Cập và số lượng những người ủng hộ phong trào đã lên tới con số hơn nửa triệu người.
Tuy nhiên, thời đại của những biến thiên to lớn đó đã không làm cho cuộc sống của tất cả mọi người được cải thiện. Hàng triệu người Ai Cập vẫn vật lộn với cảnh đói nghèo, đặc biệt là ở vùng nông thôn, các khu vực ngoại ô thành phố mới thường là những khu nhà ổ chuột chen chúc bẩn thỉu.
Nhà nước không có khả năng đảm bảo công ăn việc làm cho tất cả các công dân, trong đó có cả sinh viên tốt nghiệp các trường đại học. Mức lương của công chức vẫn rất rẻ mạt . Phần lớn giới trẻ không nhìn thấy triển vọng sáng sủa nào trong tương lai .
Chính sách mở cửa do Tổng thống mới Anvar Sadat được công bố trong những năm 1970 cũng không đem lại hạnh phúc cho nhân dân mặc dù đã có dòng đầu tư lớn, nguồn hàng hóa dồi dào từ Phương Tây đổ vào Ai cập và công nghiệp du lịch bắt đầu phát triển- chỉ có một bộ phận nhỏ dân chúng giàu lên , và xã hội Ai Cập ngày càng bị chia rẽ sâu sắc.
Thất bại nhục nhã trước Israel trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967 cũng gây tác động tiêu cực rất mạnh đối với xã hội Ai Cập, bởi vì thất bại này được coi là một trong những hậu quả của việc lựa chọn sai lầm con đường phát triển của Ai Cập và như “những người anh em Hồi giáo“ đã từng khẳng định – đấy là do Ai Cập đã tiếp nhận các giá trị xa lạ, đã không trung thành với những truyền thống tôn giáo của chính mình.
Do thất vọng đối với giới lãnh đạo cầm quyền – những người trong thời gian đầu tuyên bố theo đuổi mô hình phát triển Liên Xô, và sau nữa là mô hình tư bản chủ nghĩa, rất nhiều người Ai Cập tự đặt cho mình câu hỏi: sự công bằng mà Đạo Hồi hứa hẹn nằm ở đâu?
Chính lực lượng đối lập Hồi giáo mới là người đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Nếu như trong những năm đầu tồn tại, lực lượng ủng hộ đông đảo nhất của “Những người anh em Hồi giáo” là đại diện các tầng lớp nghèo khổ và ít học nhất trong xã hội, thì bắt đầu từ những năm 1970, quan điểm của “Những người anh em Hồi giáo” bắt đầu được tầng lớp được coi là trung lưu Ai cập đồng cảm chia sẽ: họ là cư dân các khu vực ngoại ô mới, giới học sinh - sinh viên, những người mới tốt nghiệp đại học.
Không những thế, phe đối lập Hồi giáo còn tham gia vào các dự án xã hội: xây dựng trường học, giúp đỡ những người yếu thế, những chính sách xã hội mà họ thực hiện đôi khi được đánh giá là có hiệu quả hơn nhiều so với các chính sách tương tự của nhà nước.
Đến cuối những năm 2000, số lượng người ủng hộ “Những người anh em Hồi giáo” tại Ai cập đã lên đến hàng chục triệu người. Họ là một bộ phận lớn và không thể tách rời của xã hội Ai Cập.
Mặc dù “Những người anh em Hồi giáo” tuyên bố không cho phép sử dụng bạo lực, các nhóm (đối lập) Ai Cập riêng rẽ vẫn áp dụng những phương pháp cực đoan trong cuộc đấu tranh của mình. Đó là những nhóm như “Al – Jihad“ , “al – Gamaa al Islamyia” và một số nhóm khác.
Cuộc đối đấu giữa các nhóm này với chính quyền đôi khi biến thành những chiến dịch tác chiến thực sự với những cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và hành chính, các vụ tấn công khủng bố, trong đó có cả những hoạt động nhằm phá hoại nền kinh tế, ngăn cản sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài và gây khó khăn cho lĩnh vực kinh tế du lịch.
Để trấn áp các nhóm này, chính quyền đã sử dụng hầu như tất cả mọi phương pháp hiện có, kể cả bắt bớ hàng loạt, tiến hành các chiến dịch đặc biệt, tổ chức các tòa án binh, tuyên các án tử hình.
Tuy nhiên, việc đàn áp thường chỉ làm cho các phần tử cực đoan trở nên cứng rắn và “quyết liệt” hơn.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, tất nhiên không phải tất cả những người ủng hộ phe đối lập Hồi giáo tại Ai Cập và bên ngoài biên giới nước này đều tán thành những biện pháp khủng bố và phương pháp đấu tranh vũ trang.
Chính phủ Ai Cập cũng không bác bỏ đối thoại với lực lượng đối lập, kể cả với những nhóm cực đoan nhất.
Tuy nhiên, sau khi “Những sỹ quan tự do” do Gamal Naser đứng đầu lên nắm quyền tại Ai cập năm 1952 thì quan hệ giữa chính phủ mới đại diện cho những người theo chủ nghĩa dân tộc A rập với phe đối lập Hồi giáo đã trở nên không đơn giản, thậm chí thù địch.
Nguyên nhân chủ yếu – do cạnh tranh giành quyền lực.
Nhiều năm sau đó, trên đất nước Ai Cập đã có nhiều những thay đổi to lớn: kênh đào Suez được quốc hữu hóa, nhiều dự án hạ tầng được thực hiện, các cải cách quy mô lớn được tiến hành,- chính phủ Naser thực hiện đường lối thân thiện với Liên Xô và áp dụng một số mô hình kinh tế và quản lý Xô Viết tại Ai Cập, cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân được mở rộng, nhiều thành phố mới mọc lên.
Một trong những mục tiêu chính của những cải cách này được chính phủ công khai tuyên bố là để chuẩn bị cho một chiến thắng trong cuộc đối đầu với Israel.
Ngoài khả năng (tiến hành) một cuộc tấn công quân sự, còn có một khả năng khác nữa là tình hình ngay trên lãnh thổ Qatar sẽ mất ổn định và kéo theo đó là những hậu quả không thể lường trước và đây được coi là một nguy cơ thực sự.
Một tình huống như vậy (mất ổn định) đã từng xảy ra năm 2011, khi các đơn vị Quân đội A rập Saudi và một số nước A rập khác được đưa đến Bahrain để trấn áp các cuộc nổi dậy và bảo vệ chế độ Bahrain lúc đó.
Theo khẳng định một số phương tiện thông tin đại chúng Ai Cập, hiện nay đã có một số phân đội thuộc Quân đoàn Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Quốc vương Qatar.
Theo Đất Việt