|
Ông William Perry, cựu quan chức phụ trách vấn đề chính sách đối với Triều Tiên của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. |
Theo Nhật báo Triều Tiên của Hàn Quốc hôm 11/12, ông William Perry, cựu quan chức phụ trách vấn đề chính sách đối với Triều Tiên của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong một cuộc tiếp xúc với cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung vào ngày 7/12/1998 đã tiết lộ nguyên nhân tại sao, Mỹ đã từng vạch "kế hoạch đánh đòn phủ đầu" đối với Triều Tiên vào năm 1994, những cuối cùng đã không thực hiện.
Nhật báo Triều Tiên cho biết, ông William Perry cho rằng, "trong thời kỳ tôi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng, đối mặt với khủng hoảng lần thứ nhất năm 1994, đã vạch ra kế hoạch chiến tranh đối với Triều Tiên. Theo thực lực liên quân Mỹ-Hàn lúc đó, việc giành chiến thắng là điều không phải bàn cãi.
Tuy nhiên, nếu xảy ra chiến tranh, mức độ thương vong là cực kỳ tàn khốc. Là một Bộ trưởng Quốc phòng, tôi đặc biệt nhận thức được sự nguy hiểm của chiến tranh, vì thế sẽ nỗ lực lớn nhất để tránh chiến tranh nổ ra. Và tôi cũng sẽ đưa ý tưởng này của Tổng thống phản ánh vào phiên điều trần chính sách đối với Triều Tiên".
Những tiết lộ này được lấy từ văn bản cơ mật của chính phủ Mỹ do Cục quản lý văn bản bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ trực thuộc Đại học Đại học George Washington công bố hôm 8/12.
Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, văn bản này được hoàn thành trên cơ sở những ghi chép đối thoại tại Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc).
Trước đó, Tuần báo Tin tức của Mỹ cho biết, trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần thứ nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành thực nghiệm chiến tranh hạt nhân mô phỏng. Kết quả cho thấy, nếu chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên nổ ra, có thể kéo theo khoảng 1 triệu người chết, trong đó, quân đội Hàn Quốc và Mỹ tử vong có thể lên tới lần lượt 490.000 và 52.000 người.
Theo các chuyên gia quân sự, chi phí cho cuộc chiến của Mỹ có thể lên tới con số hàng chục tỷ USD. Trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần thứ nhất, để chuẩn bị cho các cuộc đánh phá cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ đã phải điều động 33 tàu hải quân và 2 hàng không mẫu hạm.
Kể từ cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hàn Quốc với ông William Perry đến nay đã gần 20 năm. Triều Tiên đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc trong các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, sự tiến bộ mang tính bước ngoặt là việc Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân sau khi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lục địa (ICBM) Hwasong-15 có thể bắn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ hồi cuối tháng 11 vừa qua.
Ngay sau đó liên quân Mỹ-Hàn đã tổ chức diễn tập quân sự gần biên giới Triều Tiên quy mô lớn nhất từ trước tới nay với hơn 230 máy bay chiến đấu, gồm các chiến đấu cơ tàng hình và máy bay ném bom chiến lược mang đầu đạn hạt nhân và 12.000 quân tham gia.
Theo các chuyên gia phân tích, không khó nhận ra mục địch sâu xa của việc Mỹ tiết lộ những văn kiện cơ mật trong lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có thể nố ra chiến tranh bất cứ lúc nào.
Mục đích thực sự của Mỹ là cảnh tỉnh Triều Tiên chớ có những hành động vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo Tiền Phong