“Cụ” ổi được trồng trong khuôn viên của khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) có dáng huyền, mang thế rồng. Đến nay, cụ ổi đã bước sang tuổi 85 thế nhưng nhưng vẫn xanh tốt, mùa nào cũng cho quả, khi chín thơm lừng. Những người quản lý khu di tích này vẫn hái quả mang đến dâng lên mộ vua.
"Cụ" ổi có dáng huyền, mang thế rồng |
Theo sử sách ghi lại thì vào năm 1933, ông Trần Hưng Dẫn (thôn Hành Thiện, Nam Định) đã vào cung tiến. Ông Dẫn vốn hiếm muộn con nên đã cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ. Để tỏ lòng thành, ông cung tiến 4 tượng voi, 2 cây long não và cây ổi để trồng trong khu lăng mộ. Đến nay, dòng tộc ông Dẫn đang sinh sống ở Hải Phòng, mỗi đời chỉ có một người con trai nối dõi tông đường.
Vào năm 1994, khi du khách đến đây tham quan thì phát hiện ra cây ổi đã có những tín hiệu kỳ lạ khi ai đó chạm vào. Theo đó, chỉ cần gãi nhẹ vào gốc hoặc thân, tất cả các tán lá đều rung lên.
Hơn 80 tuổi, cụ cây vẫn xanh tốt và cho quả ngọt |
Cuối năm 2001, nhà thơ Hoàng Ngọc Phác (quê Phú Thọ) sau một lần viếng thăm vua Lê, bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ khi thấy những điều kỳ lạ ở cây ổi, đã đặt tên cho cây là cây ổi cười.
Năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gene của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Chỉ cần gãi nhẹ vào thân là toàn bộ cây rung lên như đang cười với du khách |
Điều kỳ lạ, nhiều người dân địa phương đến chiết cành ở 2 cây ổi cười về trồng. Tuy nhiên, những cây được chiết về trồng ở vùng đất khác đều không có dấu hiệu cười như cây ổi mẹ.
Cụ cây nằm ngay cạnh mộ vua Lê Thái Tổ |
Nhiều năm qua, mỗi khi đến viếng mộ vua Lê, du khách không thể bỏ qua một lần chiêm ngưỡng và thử cảm giác thú vị với cây ổi cười.
Theo Dân Trí