Ngày càng có nhiều người Hàn Quốc thuộc thế hệ Y, tức sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu năm 2000 (thời điểm chuyển sang thiên niên kỷ mới), từ bỏ những công việc ổn định và có thu nhập khá trong các tập đoàn hoặc công ty có tiếng tăm để chuyển sang một thứ gì đó bấp bênh hơn, nhưng đối với họ lại là mục tiêu trong mơ, theo tờ South China Morning Post.
Ở độ tuổi không còn quá trẻ, Yoon Chang-hyun quyết định bỏ việc ở Tập đoàn Samsung rồi mở kênh YouTube riêng vào năm 2015. Trước khi rời Samsung, Yoon có thu nhập 65 triệu
Thà về quê làm ruộngĐối với thế hệ trẻ hiện nay của Hàn Quốc, nhiều người không chấp nhận cảnh làm việc thêm giờ hoặc buộc phải hầu sếp uống rượu sau khi tan sở, vốn tồn tại từ lâu trong các công ty, tập đoàn lớn.
Theo tờ The Korea Herald dẫn khảo sát của chính phủ vào năm 2018, ngoài YouTuber thuộc tốp nghề nghiệp trong mơ, nhiều bạn trẻ còn muốn chọn cuộc sống đơn giản và không xô bồ ở thôn quê. Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2013 - 2017, tỷ lệ hộ gia đình Hàn Quốc về nông thôn lập nghiệp đã tăng 24%, tức hơn 12.000 hộ.
|
won/năm (khoảng 1,33 tỉ đồng), gấp 3 lần mức thu nhập theo lương khởi điểm trên toàn quốc, kèm theo chế độ chăm sóc sức khỏe hàng đầu và những phúc lợi khác. Vì vậy, không ngạc nhiên khi cha mẹ Yoon nổi giận trước quyết định của người con mà họ luôn tự hào.
Tuy nhiên, lâm vào tình trạng kiệt sức và thất vọng vì liên tục làm ca đêm, cơ hội thăng tiến vô cùng mong manh và giá bất động sản tăng vọt khiến giấc mơ sở hữu ngôi nhà cho riêng mình tan biến, Yoon khi đó 32 tuổi đã lựa chọn từ bỏ mọi thứ đang có để trở thành YouTuber, hay cụ thể hơn là một nhà cung cấp nội dung trên internet.
Kênh YouTube của Yoon chia sẻ với những người trẻ tuổi cách thức theo đuổi công việc trong mơ. Tất nhiên, thu nhập đến từ nguồn này không đủ và Yoon phải sử dụng tiền tiết kiệm sau nhiều năm làm việc cho Samsung. “Ai nấy đều hỏi phải chăng tôi phát rồ? Thế nhưng tôi vẫn sẽ quyết định như thế nếu quay lại lần nữa. Tôi chứng kiến cấp trên của mình không hề hạnh phúc. Họ lúc nào cũng làm việc quá tải và cô độc”, Reuters dẫn lời Yoon tâm sự.
Câu chuyện của Yoon không phải cá biệt ở xứ sở kim chi. Hồi tháng 1, cụm từ “bỏ việc” xuất hiện trong danh sách 10 mục tiêu cho năm mới trên các trang mạng xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, một số nhân viên cổ cồn trắng thậm chí còn quay lại lớp học. Tại một ngôi trường chỉ vỏn vẹn 3 lớp học có tên “Trường dạy bỏ việc” ở phía nam Seoul, nhà sáng lập Jang Su-han (34 tuổi) cho hay đã tiếp nhận hơn 7.000 học viên kể từ khi anh rời khỏi Samsung vào năm 2015 và thành lập trường một năm sau đó. Hiện trường cung cấp khoảng 50 chương trình, bao gồm các lớp dạy trở thành YouTuber và làm sao vượt qua cuộc khủng hoảng để tìm lại chính mình.
Yoon Chang-hyun chỉnh sửa video trước khi phát lên YouTube. (Ảnh: Reuters.) |
Những tập đoàn tài phiệt của Hàn Quốc (gọi chung là chaebol) như Samsung hay Hyundai vốn là động lực đằng sau sự trỗi dậy ấn tượng của nước này kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), góp phần biến Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á trong chưa đầy 1 thập niên. Vào năm ngoái, thu nhập bình quân đầu người của nước này lần đầu tiên vượt ngưỡng 30.000 USD/năm, có nghĩa Hàn Quốc chỉ mất 12 năm để nâng mức thu nhập từ 20.000 USD lên 30.000 như hiện nay, theo tờ The Korea Times.
Thế nhưng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trì trệ, chỉ 2,7% vào năm ngoái (mức thấp nhất trong 6 năm), cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất đã khiến những người trẻ thế hệ Y tốt nghiệp từ nhiều đại học hàng đầu của Hàn Quốc và đang làm việc cho các chaebol cảm thấy nản lòng. Đó cũng là một lý do lớn khiến họ rời công sở để tìm tới miền đất hứa mới - mạng internet.
Theo Thanh Niên