Hành tinh trên được gọi là GJ 357 d, nặng gấp 6 lần khối lượng của Trái Đất. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra GJ 357 d cho biết, nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt của hành tinh này và sự sống có thể phát triển tại đây.
Vị trí của GJ 357 d trong chòm sao Trường Xà. (Ảnh: NASA) |
GJ 357 d mất 56 ngày để hoàn thành vòng quanh một ngôi sao lùn trong chòm sao Trường Xà. Bởi khoảng cách từ GJ 357d tới Mặt Trời tương đương với khoảng cách từ sao Hỏa tới Mặt Trời, nhiệt độ dự đoán trên bề mặt hành tinh này vào khoảng -53 độ C. Tuy nhiên, nếu GJ 357d được một bầu khí quyển dày bao bọc, thì nhiệt độ có thể ấm hơn.
Giả thiết trên được các nhà thiên văn học đặc biệt quan tâm. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra GJ 357 d cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi hành tinh này để xác định xem nó có tồn tại bầu khí quyển và là nơi nuôi dưỡng sự sống được hay không.
Trước GJ 357 d, giới thiên văn học phát hiện ra nhiều siêu Trái Đất với nghi vấn tồn tại sự sống trên các hành tinh này, đặc biệt là Proxima b, cách Hệ Mặt trời khoảng 4 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng ở mức nghi vấn, giới khoa học vẫn đang tìm cách chứng minh tồn tại sự sống trên các hành tinh nghi vấn hoặc tìm kiếm thêm các siêu Trái Đất mới với tiềm năng sống nằm đâu đó ngoài vũ trụ.
Theo VTC