Sang Đài Loan làm việc phải chịu phí chênh lệch 2.500 USD

Thứ năm, 05/04/2012, 12:00
Trước tình trạng đưa người lao động đi làm việc ở Đài Loan (xuất khẩu lao động) tồn tại nhiều bất cập.

Tin liên quan

>>Gần 90 nghìn người đã xuất khẩu lao động
>>Vì sao lao động cứ xuất khẩu được là... bỏ trốn?

 



  Lao động Việt Nam sang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan ngày càng tăng
 

Ngày 4-4, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã đưa ra cảnh báo: Tiếp sau Hàn Quốc, rất có thể Đài Loan sẽ hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan cao, bình quân khoảng 6.600 lao động bỏ trốn/năm (550 lao động/tháng), tập trung ở những lao động sắp hết hạn hợp đồng, không muốn về nước. Mặt khác, người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan phải chịu mức chi phí quá cao, bình quân khoảng 5.600-7.000 USD/người (Bộ quy định mức phí cao nhất 4.500 USD/hợp đồng ba năm). Trong đó, phần chênh lệch khoảng 1.800-2.500 USD chính là phần tiền môi giới tự nâng lên.

Ngoài ra, có quá nhiều đầu mối tuyển chọn đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan. Theo thống kê, cả nước có hơn 300 đầu mối thực hiện việc tư vấn, tuyển chọn và đào tạo người lao động đi làm việc tại Đài Loan. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn giấy phép của Đài Loan nhưng “móc” với các doanh nghiệp còn phép để tổ chức đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân Đài Loan mượn tư cách pháp nhân. Qua kiểm tra nhiều lao động Việt Nam tại Đài Loan, Ban Quản lý lao động Việt Nam cho biết lao động chỉ biết tên công ty Đài Loan mà không biết doanh nghiệp Việt Nam đưa đi.

Từ năm 2004 đến nay, Đài Loan đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam trong hai nghề: thuyền viên tàu cá gần bờ và giúp việc gia đình. Đồng thời, không cấp giấy phép mới cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan do người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc trái phép số lượng lớn và ngày càng tăng.

Theo Pháp luật TP HCM

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn