TPHCM có thể bị lụt như Bangkok

Thứ năm, 05/04/2012, 08:59
Các chuyên gia cảnh báo, mặc dù các công trình chống ngập đã giúp thành phố hạn chế tình trạng úng ngập do mưa, triều cường. Nhưng nguy cơ một trận lũ như Bangkok vừa qua đang được đặt ra. TPHCM cần có hệ thống tiêu thoát bền vững hơn.

Tin liên quan

>>TP.HCM chuẩn bị đối phó triều cường
>>Triều cường “tấn công” dân cư nhiều nơi
>>Khổ với triều cường vượt kỷ lục
>>TPHCM: Giữa tháng 11 có đợt triều cường lớn
>>Triều cường bất thường tại TP.HCM

Giảm ngập mạnh…
 

Ngập nước là nỗi ám ảnh của người dân TP hơn 10 năm nay

Những thông số trên là kết quả khả quan mà các cơ quan chống ngập của TP đạt được sau 1 năm thực hiện chương trình giảm ngập nước trên địa bàn TP giai đoạn 2011 - 2015, báo cáo trước UBND TP trong ngày 4/4.

Cụ thể, hiện TP chỉ còn 31 điểm ngập do mưa (giảm 68% so với 2009), trong đó vùng trung tâm chỉ còn 14 điểm. Mức độ ngập và phạm vi ngập do mưa cũng được cải thiện đáng kể; cụ thể là trong năm 2011 chỉ còn ngập 284 lần (năm 2009 là 851 lần), thời gian ngập trung bình là 59 phút (năm 2009 là 152 phút).

Về tình trạng ngập do triều cường, TP cũng đã xóa được 32 điểm ngập so với năm 2009. Hiện cả TP chỉ còn 8 điểm ngập do triều cường, trong đó khu vực trung tâm chỉ còn 2 điểm (năm 2009 khu trung tâm có đến 26 điểm ngập do triều).

Khi xảy ra tổ hợp bất lợi mưa to kết hợp với triều cường (vũ lượng mưa từ 30mm – 98mm, triều cao từ 1,41m – 1,57m), năm 2011 TP cũng chỉ xuất hiện từ 16 – 25 điểm ngập, giảm rất mạnh so với trước (trong điều kiện tương tự, năm 2010 xảy ra 44 – 88 điểm ngập).

Theo các cơ quan liên quan thì đạt được kết quả khả quan trên là nhờ năm qua TP đã tích cực thực hiện hàng loạt công trình chống ngập như nạo vét cống rãnh – kênh rạch, thay thế cống hỏng, xây dựng hệ thống van ngăn triều, nhiều tuyến đê ngăn triều… Các đơn vị thực hiện chương trình giảm ngập hào hứng đặt mục tiêu trong năm 2012 sẽ tiếp tục phấn đấu giảm thêm 10 điểm ngập do mưa, kéo số điểm ngập xuống chỉ còn 21 điểm.

Nhưng chưa an toàn

Tuy nhiên, trước kết quả khả quan này, PGS. TS Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chương trình chống ngập TP vẫn lật lại vấn đề và cho chương trình chống ngập của TP vẫn chưa bền vững nếu cứ phát triển theo hướng hiện nay, tức là chủ yếu dựa vào các công trình chống ngập.

Sau một thời gian dài nghiên cứu đợt ngập lụt nghiêm trọng của TP Bangkok (Thái Lan) vừa xảy ra, PGS. TS Hồ Long Phi rút ra bài học lớn nhất là đừng quá tin vào khả năng bảo vệ của các công trình chống ngập, phải luôn dự trù các phương án thích nghi, giảm nhẹ thiên tai.

Theo ông, điều mà TP cần thay đổi là định hướng lại sự phát triển của mình cũng như phương hướng hoạt động chống ngập. Ông đề nghị TP nên phát triển theo hình thức vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển sinh thái; thay vì lấn chiếm không gian dành cho việc thoát nước ở các vùng trũng thấp của TP thì phải xây dựng một hàng lang thoát lũ khẩn cấp, đề phòng trường hợp thời tiết diễn biến bất ngờ, các dòng sông không đủ năng lực thoát nước.

Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa với mục tiêu điều tiết nước và đẩy mạnh phát triển hệ thống dự báo là hai việc quan trọng mà ông nhấn mạnh TP cần đầu tư nghiên cứu, thực hiện trong thời gian tới.

Theo PGS. TS Hồ Long Phi, nếu TP không thay đổi mà vẫn duy trình hướng phát triển chống ngập như hiện nay, tức là chủ yếu dựa vào các công trình chống ngập thì trong tương lai 20 năm nữa, TPHCM rất có thể sẽ xảy ra một trận ngập lụt khủng khiếp như ở Bangkok trong năm qua.

Bởi theo ông, đối tượng uy hiếp lớn nhất của TP không phải là triều cường hay nước biển dâng mà là những trận bão lớn có thể xảy ra trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai vào cuối mùa mưa, trùng với mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúc ấy, hồ chứa nước thượng nguồn thì đầy, vũ lượng thì cao đột biến, nếu không có phương án dự phòng tiêu thoát tốt thì TP sẽ ngập nặng.

Phát biểu tại buổi sơ kết 1 năm thực hiện chương trình giảm ngập nước trên địa bàn TP giai đoạn 2011 - 2015, ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP cũng thừa nhận là tình hình ngập nước của thành phố có chuyển biến tích cực nhưng việc khống chế tình trạng tái ngập, phát sinh điểm ngập mới vẫn còn là mặt yếu, tính thiếu bền vững còn lớn.

Theo Dân trí

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn