Thậm chí, lễ đám cưới cóc còn trở nên nổi tiếng sau khi được báo chí đăng tin, rất nhiều người xa xứ đã đổ về Jodhpur để tham gia vào sự kiện mang tính văn hóa này.
Đám cưới cóc được xem là nghi thức để chấm hết những ngày tháng khô hạn ở Rajasthan. Người ta tin rằng, khi đám cưới cóc được tổ chức, thần mưa Barun Devata sẽ cảm thấy hài lòng và mang mưa tới.
Cô dâu, chú rể cóc chuẩn bị nghi thức cưới
Đám cưới cóc không thể thiếu cô dâu và chú rể cóc. Cô dâu được gọi là Bijuli (nghĩa là sấm) và chú rể có tên Barun (nghĩa là gió). Mọi nghi thức đám cưới truyền thống trong vùng đều diễn ra một cách tuần tự ở đám cưới cóc. Như phần trao quà và hát tặng cô dâu.
Đôi uyên ương được đeo đầy trang sức
Trong tiệc cưới, cô dâu và chú rể cóc được chiêu đãi bữa trưa thịnh soạn với rất nhiều ruồi và muỗi. Sau lễ thành hôn, cặp đôi tân nang tân nương cóc hưởng tuần trăng mật lãng mạn. Chúng được thả về con suối tại địa phương.
Cũng như một đám cưới thông thường, chủ hôn gửi lời mới tới tất cả họ hàng, người thân tới dự tiệc. Thậm chí, thiệp mời lịch sự cũng được gửi đi.
Cô dâu sẽ được đánh dấu để bắt đầu cho cuộc sống hôn nhân
Nghi thức đám cưới cóc thường được tổ chức tạ một ngôi đền ở Geeta Building. Mọi công tác chuẩn bị và các ban bệ sẵn sàng từ 9 giờ sáng trước khi nghi thức được bắt đầu. Ngôi đền được trang trí với rất nhiều hoa và đường dẫn tới đền được người làng vệ sinh sạch sẽ.
Lễ cưới cóc là dịp vui chơi thỏa thích của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Các em nhỏ còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong nghi thức này. Cô dâu chú rể được thả vào một chiếc chai thủy tinh trong suốt để nhảy múa trong đó.