Dị nhân Tuấn Anh bày chiêu độc giúp cô bé phát hỏa

Thứ sáu, 18/05/2012, 16:33
Thông tin về cháu T. (11 tuổi, ở quận Tân Bình, TP. HCM) có khả năng “gây cháy” các đồ vật xung quanh thu hút sự quan tâm đặc biệt. Theo lý giải của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Lý học phương Đông xem đó chỉ đơn giản là do sự cộng hưởng từ.

>>Cuộc sống gia đình bé gái 'gây cháy' xáo trộn lớn
>>Ba của "bé gái gây cháy" không dám mặc đẹp vì sợ...cháy
>>Cô bé phát cháy mệt mỏi trước khi 'phóng hỏa'
>>Não của bé gái gây cháy giống não nhà tu hành

Cháu bé có khả năng “bốc cháy” là do sự cộng hưởng sóng từ

Lý giải về hiện tượng lạ của cô bé này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam Á) cho biết:

"Cháu bé này không thể tỏa nhiệt để làm cháy được vật. Vì nếu cháu bé tỏa nhiệt thì da thịt của cháu phải tự cháy trước từ chỗ tỏa nhiệt ra.

Như vậy, sự gây cháy của cô bé với đồ vật xung quanh chỉ có thể lý giải bằng một cách khác. Có một hiện tượng được các nhà khoa học dùng các phương tiện kỹ thuật xác định, đó là ở khu vực bán cầu  não bên phải có một cấu trúc lạ.Cấu trúc lạ trong não này xuất hiện vô tình trong sự phát triển tự nhiên của cơ thể cô bé này.

Từ đó có thể đặt một giả thiết rằng: Chính cấu trúc đặc biệt này tạo ra sóng cộng hưởng kích thích được một dạng năng lượng mà Lý học Đông phương có khái niệm là “Hỏa khí” có trong tự nhiên". 

Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì vạn vật từ các thiên hà khổng lồ cho đến mọi dạng tồn tại của vật chất nhỏ nhất đều được phân loại theo Ngũ hành. Trong đó có khái niệm về “khí” cũng được phân loại.

Quán xét các thông tin thì những vật bị cháy do cháu bé gây ra đều thuộc nhóm phân loại Hành Mộc theo Lý học Đông Phương.

Theo ông Tuấn Anh thì Lý học Đông phương quan niệm, tất cả các dạng đốt ra lửa được đều thuộc Hành Mộc, như: nhựa, giấy, bông gòn, vải, đệm, xăng dầu, gỗ....Và nhận thấy sự cháy xảy ra với cháu bé đều thuộc vào Hành Mộc.

Cũng theo quan niệm  của Lý học Đông phương thì xung quanh chúng ta có rất nhiều loại khí luân chuyển trong môi trường và cả trong không gian nhà.

Đến khi nào chu kỳ Hỏa khí vương phát, như giờ thuộc Hỏa, ngày tháng thuộc Hỏa…thì Hỏa khí rất mạnh. Sự cộng hưởng của tần số sóng não do cấu trúc vật chất đặc biệt của cô bé này kích thích Hỏa khí thì xung quanh cô bé các vật thể thuộc Hành Mộc sẽ bị cháy. Chứ không phải lúc nào cũng cháy được.

Với sự giải thích trên cơ sở lý thuyết này thì sự kích thích cộng hưởng chỉ giới hạn trong không gian nào đó cụ thể, vì sự giới hạn của năng lượng tạo ra tần số cộng hưởng. Đó là lý do khiến cho mọi vật xung quanh cô bé này bốc cháy.

Do đó, ông cũng khẳng định hoàn toàn không có chuyện năng lượng tâm linh ở cô bé này. Khái niệm tâm linh ở đây là một sai lầm.

Chữa cháy bằng cách dán đĩa CD lên xung quanh phòng

Hiện tượng gây cháy của cô bé này chỉ xảy ra được ở những thứ mà Lý học Đông phương phân loại thuộc Hành Mộc. Để một vật bốc cháy thì có hai khả năng.
 


Căn phòng bé T bị cháy rụi
 

Khả năng thứ nhất là truyền năng lượng trực tiếp. Thí dụ như hiện tượng mồi lửa, đốt củi nhóm lò…Khả năng thứ hai là tạo tần số cộng hưởng sinh nhiệt.Có thể thí dụ như lò vi sóng - nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết.

Trường hợp cô bé tương tự như lò vi sóng đang dùng trong các nhà bếp hiện đại. Nhưng sự tương tác cụ thể của cô bé này thông qua sự cộng hưởng với một dạng tồn tại của vật chất được phân loại theo Lý học Đông phương là “Hỏa khí”.

Khi bị kích thích cộng hưởng và Hỏa khí mạnh thì các vật thể thuộc Mộc đã nói ở trên sẽ bốc cháy.

Nếu giả thuyết này đúng theo cách giải thích của Lý học Đông phương, đã có cộng hưởng thì phải có tần số. Nếu bây giờ chúng ta dùng những dụng cụ để làm sai lệch hoặc triệt tiêu tần số này thì chuyện "bốc hỏa" sẽ không còn xảy ra.
 


Sau sự cố "phát cháy" của bé T, nhiều bình chữa cháy được gia đình chuẩn bị
 

“Chúng tôi cho rằng chúng tôi có khả năng làm sai lệch tần số đó để chuyện bốc hỏa không còn xảy ra. Chúng tôi sẽ thí nghiệm nếu gia đình họ đồng ý” – Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói.

Theo ông cách đơn giản nhất có thể làm ngay là chỉ cần lấy đĩa CD dán xung quanh phòng bé. Nếu cách đó không hiệu nghiệm thì có thể lót những gương phản xạ.

Nếu gương làm cho cháu bé bị choáng thì dán đĩa CD là an toàn nhất. Cái này vẫn dùng trong phong thủy.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lý giải theo cơ sở lý luận của Lý học Đông phương thì trên đĩa CD có rãnh từ với mật độ phát từ khác nhau.

Từ các rãnh từ đó sẽ tạo ra những tần số dao động khác nhau và khả năng sẽ có những tần số cộng hưởng làm sai lệch tần số phát ra từ cấu trúc đặc biệt của cô bé, hoặc có thể triệt tiêu tần số cộng hưởng này. 

Điều này giải thích vì sao cháu bé kia đeo vòng thạch anh vào người thì bị choáng. Thạch anh là một loại đá hấp thụ rất nhiều linh khí của tự nhiên và nó cũng phát ra những cộng hưởng bức xạ.

Nhưng sự cộng hưởng bức xạ này ảnh hưởng trực tiếp vào người bé, ảnh hưởng đến bộ phận tạo ra nó nên cháu bé bị choáng, chóng mặt.

Như vậy, thạch anh tác động trực tiếp bộ phận do cấu trúc phát triển nội tiết của cô bé này bị ảnh hưởng ngay. Giống như đối với người bình thường, chẳng may cái tay bị chặt mất một ngón thì sẽ bị đau.

Nếu dùng đĩa CD, nó chỉ có tác động vào bức xạ gây cộng hưởng vào cô bé này phát ra chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển của cô bé này.

Theo PhunuToday

Các tin cũ hơn