>> Vụ "bé gái phát cháy": Bác sỹ trực tiếp điều trị nói gì?
>> Xáo trộn cuộc sống gia đình "cô bé phát cháy"
>> Cô bé "phát cháy", còn những nghi ngờ
>> Cô bé phát cháy mệt mỏi trước khi 'phóng hỏa'
Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Đình Phư, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Sinh học – CBE về hiện tượng phát ra năng lượng gây cháy của cháu T. (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).
|
Gia đình cháu bé khẳng định cháu bé có thể tự gây cháy bất cứ lúc nào. |
PV:- Qua lời kể về hiện tượng phát ra năng lượng gây cháy của cháu T. (11 tuổi, A75, Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, Tp HCM), ông nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?
Trao đổi với Phunutoday, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội đồng khoa học trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) vẫn đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu trường hợp của cháu T. |
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Như chúng ta đã biết qua các phương tiện truyền thông, hiện tượng bé T gây cháy là có thật. Sự cố cháy các đồ vật rồi cháy nhà kéo dài cả tháng nay. Anh V. , chị H. là ba mẹ của cháu đã phải đưa cháu T đi nhiều bệnh viện để khám và điều trị cho cháu. Gia đình đang gặp rắc rối vì chưa biết giải quyết hiện tượng gây cháy này ra sao.
PV: Theo ông đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng kỳ lạ này?
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Đây là hiện tượng có thật, đúng 100%. Nhưng nhiều người, đặc biệt giới các nhà khoa học lại hoài nghi. Thậm chí trên một trang báo điện tử, một kỹ sư điện tử còn cho rằng chuyện cháy là không có thật mà “đó chỉ là ảo thuật”. Nhiều người lớn tiếng phủ nhận và xem đây là ý muốn làm nổi của ai đó, tuy nhiên sự thật thì vẫn là sự thật.
Khoa học vật lý nói riêng và khoa học thực nghiệm nói chung hiện nay vẫn quan niệm rằng sự cháy là do nhiệt độ cao nên ai cũng muốn giải thích theo hướng bé T “phát nhiệt”. Ngoài nguyên nhân nhiệt độ cao, còn có những nguyên nhân gây cháy khác nữa:
Một là có phản ứng khử, trong trường hợp không có chất xúc tác cháy ôxy.
Hai là do vật chất tự thay đổi cấu trúc, bị biến dạng do cộng hưởng các sóng. Khi biến dạng cũng sản sinh ra nhiệt. Cháu T. gây cháy có nguyên nhân này nhiều hơn hai nguyên nhân ở trên, bởi vì cái xô đang đựng nước trong nhà vệ sinh cũng bị cháy, hoặc chẳng có một nguồn nhiệt nào mạnh đến mức truyền những 20m mới gây cháy (nên biết rằng súng phun lửa cũng chẳng đạt được khoảng cách này!).
Vậy là nguyên nhân “gây cháy” không thuộc quy luật vật lý thông thường, nó thuộc “quy luật của sự sống” – chuyển hóa năng lượng mang thông tin. Nó nằm ngoài quy luật vật lý.
PV: Từ trước đến giờ ông đã gặp trường hợp nào tương tự chưa như trường hợp của cháu T. hay chưa?
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Qua tư liệu thì có nhiều, tôi chỉ xin nhắc đến hai trường hợp. Thứ nhất là vào năm 1982, Benedetto Supino khiến dư luận ở Ý cực kỳ sửng sốt với khả năng đặc biệt nguy hiểm của mình. Cậu bé 10 tuổi ở Formia (Ý) có thể khiến đồ vật bốc cháy khi nhìn vào chúng. Điều đáng sợ là Benedetto cũng không thể điều khiển được khả năng này như bé T.
Trường hợp thứ hai là vào năm 2011, chỉ dùng năng lực trí óc, ông He Tieheng, người Trung Quốc có thể làm chín cá mà không cần lửa. Tieheng cho biết anh sử dụng kỹ thuật khí công để truyền sóng não vào thức ăn.
Anh He Tieheng trình diễn nướng cá bằng tư duy.
Anh cũng khẳng định mình có thể điều khiển "năng lực tâm sinh lý". "Tôi từng nấu chín một con cá chép khi nghĩ đến chiếc bếp gas có nhiệt độ 1.000 độ".
|
Hiện trường vụ cháy tầng 3. |
PV: Hiện tại, đã có nhiều khoa học, chuyên gia liên lạc với cháu T để mong tìm ra nguyên nhân cũng như tiết chế hiện tượng trên (chẳng hạn như đeo vòng thạch anh). Theo ý kiến của ông thì có nên “làm mất” khả năng của cháu T. hay không?
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Chuyện bé T. bị một tai nạn lúc nhỏ là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới bé có khả năng đặc biệt. Về vấn đề này tôi đã đề cập trong cuốn sách Nhân điện – Những phát hiện và ứng dụng.
Có nhiều phương pháp để làm mất khả năng gây cháy. Theo tôi, mọi cố gắng dập tắt khả năng kỳ diệu này của bé T. đều rất có thể gây nguy hiểm về mặt sức khỏe. Tại sao chúng ta không hướng bé T. làm chủ khả năng kỳ diệu này để phục vụ lợi ích cho cuộc sống.
PV: Với khả năng phát ra năng lượng gây cháy thì hiện tượng của cháu T. có ích như thế nào đối với khoa học nói riêng và cho xã hội nói chung?
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: Có nhiều ứng dụng cho hiện tượng này, trước hết cần phải xem đây là một đối tượng cho nghiên cứu khoa học sự sống hiếm có trên thế giới. Một khi hướng dẫn bé T. thành công trong việc làm chủ khả năng gây cháy thì sức khỏe sẽ tốt hơn là loại bỏ khả năng này.
Ngoài ra có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ tại một sân vận động bé T. có thể biểu diễn cho hàng chục ngàn người xem, như ông He Tieheng, người Trung Quốc có thể làm chín cá mà không cần lửa đã từng biểu diễn, tiền vé thu được sẽ nhiều hơn một trận đá bóng hiện nay và có thể trích một phần làm quỹ nghiên cứu các hiện tượng lạ, làm từ thiện....
PV: Nếu có cơ quan chức năng, hoặc gia đình cháu T. mời ông làm tư vấn giúp đỡ cháu T. thì ông có tham gia hay không?
Chúng tôi luôn sẵn sàng cộng tác.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Phunutoday