Đối mặt với Thần Chết và khoảnh khắc đời thực

Thứ bảy, 19/05/2012, 10:20
Sự thật là dù có né tránh thì cái chết cũng là một phần tất yếu, không thể chối bỏ trong cuộc sống, nó sẽ đến, chẳng qua sớm hay muộn mà thôi.

>> Chùm ảnh trinh nữ canh đền thắp đuốc Olympic từ Mặt trời
>> Thiên thần vừa xuất hiện ở Indonesia?

Con người chúng ta ai cũng trải qua 4 giai đoạn của cuộc đời: sinh, lão, bệnh, tử. Trong đó, cái chết là điểm kết thúc của cuộc sống, là thứ mà nhiều người chúng ta luôn né tránh mỗi khi nhắc tới. Tại một số nền văn hóa, việc nói đến cái chết đôi khi bị coi là khiếm nhã, bất lịch sự.

Tuy nhiên, với sự phát triển tân tiến hơn trong suy nghĩ, nhận thức, quan niệm trên có thể sẽ thay đổi. Dũng cảm đối diện, nhìn thẳng vào cái chết là một cách tốt để ổn định xã hội, thiếu sự cởi mở cũng như hiểu biết về vấn đề này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong chăm sóc, phúc lợi cho người sắp ra đi cũng như dịch vụ tang lễ chu toàn sau đó.
 
Nằm trong chuỗi hành động nhằm nỗ lực xóa bỏ thái độ trên, một triển lãm ảnh có tên “Small actions, Big difference” (tạm dịch: Việc làm nhỏ, khác biệt lớn) đã được mở ra vừa qua tại phòng trưng bày Dray Walk ở Anh trong tuần qua.Triển lãm gồm các bức hình ghi lại khoảnh khắc đời thực của con người bình thường khi đang đối diện với Thần Chết hay những lời giãi bày của người thân trong gia đình về sự ra đi.

Dưới đây là một số bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nadia Bettega chụp, nó thực sự gây xúc động mạnh trong công chúng:
 

Bức ảnh là bà Anne Warnett bên cạnh di ảnh của cậu con trai Pete. Bà chia sẻ về cái chết của con 1 năm về trước: “Tôi nhớ có lần hai mẹ con nói chuyện về tôn giáo và kiểu đám tang mà thằng bé muốn sau khi nó chết đi. Tôi không nhớ chính xác, song hình như Pete bắt đầu câu chuyện khi nó hỏi tôi liệu rằng Chúa và thiên đường có tồn tại thực hay không? Vì không theo đạo và nghĩ thằng bé cũng thế, nên hai mẹ con đã cùng nhau thống nhất về tang lễ của nó”. 
 
Sau khi Pete mất, gia đình bà Warnett đã làm đúng theo tâm nguyện của cậu bé: một tang lễ được tổ chức bởi một người bình thường, không phải một vị linh mục hay một người đại diện có tiếng. Buổi lễ đã diễn ra suôn sẻ, giống lễ tưởng niệm hơn là một đám tang đau buồn. Ngày hôm ấy, họ đã chơi bản nhạc Nessun Dorma và Red Red Robin để tiễn đưa linh hồn Pete.


Câu chuyện của ông Bernard Palmer về 14 năm về trước: Tháng 2 năm 1998, ông cùng vợ là bà Ivy chuyển tới nhà mới. Vừa bước vào phòng, vợ ông đã khóc và nói rằng, bà nghĩ mình đã bị ung thư. Khi đó, ông Bernard đã trấn an: “Không, chắc chắn là không thể có chuyện ấy xảy ra đâu”. 
 
Và rồi điều tồi tệ xảy đến: bà Ivy mất ngày 8/4/1998. Đó thực sự là khoảng thời gian khủng khiếp với ông Bernard. Nhớ vợ, hàng tuần ông tìm đến viện, đặt hoa trên giường mà trước kia vợ ông đã từng nằm dưỡng bệnh.

Có một điều mà ông nhận ra sau này: đôi khi, điều giản đơn mà các bệnh nhân như vợ ông mong muốn là được nói chuyện với một người hoàn toàn xa lạ, bởi họ sợ áp lực của người thân cũng như không muốn gia đình đau lòng. Nói chuyện là một cách giải tỏa tốt và nó sẽ đem lại một chút thú vị cho cuộc sống cuối đời của họ.

Người đàn ông trong bức ảnh trên là ông Brian Hernell. Ông bị chẩn đoán là mắc chứng sa sút trí tuệ. Nhờ có sự động viên từ cậu con trai, tháng 2/2009, vợ chồng ông chuyển về sống ở Cotswolds - một dãy đồi nằm thoai thoải trên một vùng quê yên bình ở Anh. 
 
Tháng 7/2011, một chấn động nữa làm rung chuyển cuộc sống của ông: Brian phát hiện mình bị mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tưởng chừng như tất cả đã đánh gục người đàn ông này nhưng không, sự dũng cảm đối diện với căn bệnh quái ác, vẻ đẹp yên bình nơi ông đang sống, sự giúp sức của người thân và tình yêu với chú chó trung thành đã giúp Brian lấy lại sự cân bằng, ung dung đón nhận tất cả.

Jim Edwards mắc phải căn bệnh emphysema (một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là khí phế thũng) giai đoạn cuối. Nhờ có các nhà hảo tâm mà hiện nay, hàng tuần Jim được tắm trong bồn tắm đặc biệt, được chăm sóc tận tình và chu đáo bởi các y, bác sĩ tại trung tâm chăm sóc y tế đặc biệt St. Helena (Anh). 
 
Sự quan tâm, giúp đỡ từ phía cộng đồng xã hội này đã khiến những bệnh nhân có điều kiện khó khăn được hưởng chế độ đãi ngộ ưu tiên, bên cạnh đó góp phần không nhỏ trong quá trình xóa bỏ thái độ né tránh khi nói về cái chết ở các nước phương Tây.
Tổ chức từ thiện Majlish - một trong những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà hàng đầu tại London (Anh) lại có cách đóng góp khác biệt. Ông, bà Das và một vài hộ dân người Bangladesh sống trong các khu phố nghèo ở London được tổ chức trên hỗ trợ, giúp đỡ ngay tại nhà mình. Mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối, ông Das hàng ngày được chăm sóc, tắm rửa bởi hai tình nguyện viên y tế của tổ chức, trong khi bà vợ ông sẽ đi chợ mua các vật dụng cần thiết và thực phẩm ăn trong ngày.
Hình ảnh cô Ruth đang cầm bức ảnh kỉ niệm của hai cha con mình. Cô chia sẻ trong nghẹn ngào về cái chết của người cha yêu dấu: “Hai ngày sau khi chúng tôi trở về từ kì nghỉ ở Tây Ban Nha, bố tôi đột ngột qua đời. Khi hai mẹ con đi mua sắm về, bước vào nhà, tôi thấy bố bị đột quỵ, mặc dù được các nhân viên y tế sau đó cấp cứu song không còn kịp nữa. Đó thực sự là một cú sốc nặng với cả gia đình tôi. Không khí mất mát đau buồn ập tới, bao trùm căn nhà những ngày tiếp đó. Về sau này, tôi bắt đầu thu nhặt đồ dùng cá nhân của cha và cất giữ cẩn thận. Chúng tôi cũng có một đĩa DVD ghi lại cuộc đời và những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của ông ấy. Việc làm này khiến tôi được an ủi phần nào. Với cha, tôi luôn là một đứa con gái bé bỏng”.

Với mục đích giúp cộng đồng mạnh mẽ hơn khi đối diện, nhìn thẳng vào cái chết, bà Stella Amognokpa đã đến Anh từ năm 1975, sống ở đây và cố gắng giúp những người xung quanh cởi mở và thân thiện hơn khi đề cập tới cái chết. 
 
Lý do bà đưa ra là: dù có né tránh thì cái chết cũng là một phần tất yếu, không thể chối bỏ trong cuộc sống, nó sẽ đến chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Một nghịch lý là ở quê hương bà - Nigeria, họ nói về cái chết rất tự nhiên trong gia đình, nhà trường, các nhà thờ… trong khi đó ở đảo quốc sương mù, người ta sợ và kiêng nói về nó, không bao giờ dám đề cập công khai tại nhà thờ, chốn công cộng…

Cô Wendy Minett đã mất con gái vài năm trước đây vì căn bệnh ung thư. Vào thời điểm biết tin con gái Helen mắc bệnh, cô Wendy thấy thật tồi tệ, đó là một tin đáng sợ với cả gia đình. Ngay đến cô bé Helen cũng đã không thể có đủ dũng khi nói chuyện với những người thân nữa.

Những tuần cuối đời, hầu như mọi cuộc nói chuyện giữa các thành viên đều bị Helen từ chối. Ai cũng có suy nghĩ lảng tránh khi nói về cái chết, cuối cùng, Helen đã ra đi sau một giấc ngủ sâu. Cô bé ra đi trong yên bình và vui vẻ khi ở nhà bên cạnh những người thân. 

Sau sự ra đi đau thương của Helen, mọi người trong nhà càng trở nên ít nói về cô bé quá cố hay nhắc tới cụm từ “ung thư”. Họ muốn tránh cảm giác đau buồn và hay đúng hơn là không đủ can đảm để nhìn thẳng vào cái chết nghiệt ngã của Helen.

Theo MASK

 

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn