Những nơi di chuyển khó khăn nhất thế giới

Thứ bảy, 19/05/2012, 11:07
Trên thế giới có những nơi mà người dân hết sức khó khăn trong việc đi lại còn khách tham quan thì chỉ biết lắc đầu ái ngại.



>>Những chiếc váy đẹp nhất thế giới
>>Thanh Lam: "Đừng hỏi tôi chuyện tái hợp với Quốc Trung!"
>>Hạ Vy ’chửi’ cả làng người mẫu
 

Bắc Kinh, Trung Quốc

Ca sĩ Katie Melua nói rằng có "9 triệu chiếc xe đạp ở Bắc Kinh" song điều khiến cô lo lắng thật sự là 5 triệu chiếc xe ô tô ở đây. Ngay cả những thủ đô quốc tế đông đúc như London, nơi giao thông vào giờ cao điểm thì xe cộ di chuyển dưới 1,6km/h thì chỉ có 3 triệu xe ô tô, hay 432 chiếc xe/một dặm vuông. Tại Bắc Kinh, con số này là 1.226.

Kinh tế ở thủ đô TQ phát triển mạnh trong thập niên qua và dẫn tới mỗi ngày có thêm 1.900 chiếc xe mới lại lao ra đường trong khi giao thông công cộng yếu kém không có nhiều lựa chọn. Do đó, tắc đường trên một con đường hai làn có thể trở thành ùn tắc giao thông 4 làn.
 

Hệ thống đường sắt ở Tokyo, Nhật

Việc đi lại ở Tokyo được mô tả là đi lại trong địa ngục. Những oshiya  người nhồi khách lên tàu đeo găng trắng, được thuê để nhồi 8,7 triệu lượt khách một ngày trên hệ thống đường sắt vào các toa. Trong khi đó, những khách đi tàu nhếch nhác lại lợi dụng tình trạng đông đúc này được mệnh danh là chikan (yêu râu xanh). Cũng giống như những kẻ quấy rối tình dục, nhóm này cũng gây ra những rắc rối trên tàu.

Hiện nay, tuyến tàu điện ngầm Tozai ở Nhật thường phải hoạt động ở mức 199% công suất.  

Yakutsk, Nga

Khi bên ngoài trời lạnh tới đông cứng, ý nghĩ rời chiếc giường ấm áp và chờ đợi ở nhà ga có thể khiến những người sắt đá nhất khiếp sợ. Tuy nhiên, với những người dân ở thành phó Yakutsk, Siberia, họ thường xuyên phải hứng chịu nhiệt độ -9 độ.

Những cư dân giàu có phải dùng một gara có sưởi ấm, tiêu tốn 32.000 USD/năm, cao gấp 4 lần lương trung bình). Tuy nhiên, nếu những người đi lại có thể chế ngự được điều đó thì họ sẽ phải dũng cảm lao ra đường, nơi bị băng phủ kín và lốp xe mùa đông cũng không giúp ích nhiều. Mỗi tuần, có hàng chục tai nạn xảy ra và xe cộ bị trượt qua các giao lộ.
 

Đường Yungas, Bolivia

Con đường qua núi này còn có tên gọi là El Camino de la Muerte hay "Đường tử thần" và tên gọi này không phải chuyện đùa phóng đại. Mỗi năm, tới 250 người thiệt mạng trên con đường dài gần 100km kể từ khi nó được tạc vào sườn núi những năm 1930 và trở thành tuyến đường then chốt cho xe tải đi từ thủ đô La Paz của Bolivia tới những khu định cư trong rừng ở phía bắc.

Con đường chỉ rộng bằng chiều dài một chiếc bàn ăn cơm, không hề lý tưởng khi bạn cố lái một chiếc xe tải đi theo những chỗ quanh hình chữ chi với một bên là vực thẳm. Cộng thêm vấn đề lở đất, mưa tầm tã và một chiếc xe tải khác tiến từ hướng khác tới, thì đường địa phương mọi khi bạn vẫn đi xem ra vẫn tốt hơn nhiều.
 

Dây ròng rọc ở Los Pinos, Colombia

Với những đứa trẻ tại Los Pinos, một ngôi làng trong rừng rậm Colombia, việc từ nhà tới lớp học là thực sự nguy hiểm. Do nơi ở tách biệt hẳn với những cộng đồng lân cận bằng một hẻm núi sâu 365m, và phải mất 2h để đi vòng qua nó, bọn trẻ dùng một dây ròng rọc bằng kim loại dài hơn 400m

Hàng ngày, khoảng một chục em nhỏ tới bệ di chuyển, tự mang theo cái trục của mình, dây thừng và quan trọng hơn cả là một mẩu gỗ dùng như một chiếc phanh để chúng không bị đâm vào phía bên kia với tốc độ 64km/h. Các em học sinh nhỏ thường được nhét vào bao bố và buộc vào những đứa trẻ lớn hơn.

Mỗi ngày, có 60 người lớn dùng phương tiện này để vận chuyển hàng hóa. Không ai biết, đường dây trên chịu được sức nặng như thế nào nhưng người địa phương đã chở vật nuôi, các túi đồ thực phẩm lớn và thậm chí là đồ nội qua đó. Cho tới giờ, đường dây này vẫn chưa đứt.

Theo Nguoiduatin

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn