Thanh Hóa: Phát hiện vật tế thần ở Đàn tế Nam Giao

Thứ hai, 28/05/2012, 14:08
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một bộ xương trâu còn tương đối nguyên vẹn được chôn ở giữa, bên dưới lòng tường thứ ba, ngoài cùng, phía Bắc của đàn tế Nam Giao, thuộc khu Di tích Thành nhà Hồ.

>>Thanh Hóa: Đổ xô xem cây dừa "khóc" cả ngày lẫn đêm
>>Thanh Hóa: Bùng phát dịch quai bị ở miền núi
>>Thanh Hóa: Bùng phát dịch quai bị ở miền núi


Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện, khai quật được mẫu xương động vật của vật tế thần tại Đàn tế Nam Giao của nhiều triều đại thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo sử sách ghi, khi xây dựng Đàn tế Nam Giao, các vị vua thường cúng tế thần linh bằng trâu, bò, dê, lợn, sau đó chôn cất cẩn thận.

 


Bộ xương trâu còn khá nguyên vẹn.


Bộ xương trâu được phát hiện trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích Đàn tế Nam Giao thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).

Bộ xương trâu mới được phát hiện còn tương đối nguyên vẹn, được chôn ở giữa, bên dưới lòng tường thứ ba, ngoài cùng, phía bắc và lớn nhất của đàn tế. Các nhà khảo cổ học đang thu lượm các mẫu xương trâu nêu trên để nghiên cứu, sau đó, có thể phục dựng bộ xương này để phục vụ du khách tham quan di sản Thành nhà Hồ.
 

 

Các nhà khảo cổ học đang tiến hành thu lượm các mẫu xương tại vị trí phát hiện.

Theo nhận định của các nhà khảo cổ, thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, có thể khi xây dựng Đàn tế Nam Giao vào năm 1402, vua Hồ Quý Ly đã dùng trâu để cúng tế thần linh, trời đất, sau đó chôn cất con trâu này xuống lòng tường đàn tế. Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu về bộ xương trâu nói trên.

Theo Dantri

Các tin cũ hơn