Chỉ cần đi làm 1 - 3 năm, bác sĩ đã quen tay nhận phong bì

Thứ năm, 07/06/2012, 09:22
Thời gian để bác sĩ Việt Nam có thói quen nhận phong bì là 1 - 3 năm sau khi ra trường. Riêng ở các khoa sản, ngoại… thì chỉ mất khoảng 1 năm.

Đó là kết quả nghiên cứu “Chi phí chính thức trong dịch vụ y tế” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), công bố ngày 6/6 tại Hà Nội. Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc RTCCD, cho biết nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 8/2010 đến 2/2011 ở Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. 

Ngành y và phong bì
 

Theo đó, hiện tượng nhân viên y tế (NVYT) nhận phong bì của bệnh nhân ngày càng phổ biến nhưng chủ yếu ở tuyến tỉnh, trung ương. Bệnh càng nặng và càng lên tuyến trên thì  mức độ nhận phong bì, giá trị phong bì càng lớn. 

Nếu như ở bệnh viện tuyến huyện, giá trị phong bì lớn nhất cho bác sĩ ngoại là 400.000 - 500.000 đồng thì lên tới bệnh viện tỉnh là 500.000 – 1 triệu đồng, còn ở tuyến trung ương là 1 – 3 triệu đồng, thậm chí có trường hợp bác sĩ được “cảm ơn” tới 25 triệu đồng sau một ca phẫu thuật. 

Đặc biệt, 5 năm gần đây, tại các thành phố lớn, xuất hiện hình thức “cảm ơn” mới bằng cách giúp bác sĩ giải quyết các vấn đề khó khăn như môi giới mua nhà giá gốc, giúp con bác sĩ vào học tại trường chất lượng cao, mua sữa ngoại đảm bảo… NVYT biện minh cho “thói quen” nhận phong bì là do cần cải thiện cuộc sống, đồng thời cho rằng khó giải quyết triệt để vấn nạn phong bì bởi đây là “sợi dây” giữ chân họ lại trong bệnh viện công.
 
Theo Baodatviet

Các tin cũ hơn