Ảnh: SS |
Chồng em cũng hài lòng về cách cư xử này. Thấy các bạn em “bắt quả tang” chồng họ bằng cách theo dõi những thứ trên, em đâm ra băn khoăn liệu mình có đang sống trên nguy hiểm mà không biết? Nhiều người đã bị như vậy rồi, thậm chí có người sống yên trí cả đời, lúc chồng chết mới thấy lù lù một bà dắt theo đứa con nhận cha xin chịu tang và… đòi chia tài sản!
Em muốn hỏi chị, có cách nào để không cần xâm phạm riêng tư mà vẫn biết được sự thật?
Lê Thị Mai Hạnh (Q.3, TP.HCM)
Em Mai Hạnh thân mến,
Khi đặt câu hỏi “liệu mình có đang sống trên nguy hiểm mà không biết?” tức là ta chưa thật sự tin tưởng. Nhưng thực tế nhiều người tin chồng tuyệt đối đã bị té ngửa vì bất ngờ đó thôi. Thực tế đó cho chúng ta hiểu rằng, lòng tin phải “có điều kiện”. Điều kiện ở đây không phải là quy ước như trong các bản hợp đồng. Điều kiện ở đây là cơ sở của lòng tin. Và sự tin tưởng ấy phải bền vững qua cả sự vận động biến đổi theo thời gian. Vì con người chúng ta cũng thay đổi theo thời gian mà. Nhưng có những tính cách đã định hình lâu dài. Đó là cơ sở để vợ chồng tin nhau. “Tính anh ấy xưa nay rất thích giao du bạn bè nhưng rất ghét loại người không đứng đắn”, “Cô ấy xưa nay tằn tiện, chính trực trong chuyện tiền nong, không tham lam của ai”… - ta vẫn thường nhận xét về chồng mình, vợ mình như thế. Hơn nữa, cuộc sống gắn bó hằng ngày, thuộc cả sinh hoạt của nhau, yêu ghét cái gì, thậm chí nếp ăn nếp ngủ, giờ giấc đi lại, mối quan hệ bên ngoài, số bạn bè thường lui tới… những thứ đó làm cơ sở để vợ chồng tuy không đi theo, không phải kiểm tra, cũng biết rõ về nhau. Đó là lòng tin có cơ sở.
Nhưng cũng có người “thuộc” nhau quá đâm ra chủ quan, hoặc người kia cố tình lừa dối, đóng kịch thì rất dễ “có chuyện”. Những cặp đôi sống cả đời bên nhau “không thấy gì” mà đùng một cái, như em kể là con riêng, con rơi xuất hiện trong đám tang, hoặc trong cuộc chia của nào đó, là những cặp rơi vào tình trạng trên.
Vậy có cách nào không cần kiểm soát mà vẫn biết được về nhau? Chị nghĩ, đó là căn cứ vào những hiểu biết sâu sắc về nhau, là tình cảm bộc lộ. Người vợ và người chồng có cả trăm cách để biết về nhau, đôi khi chỉ là cảm nhận, và thường là trạng thái tình cảm nó tố giác sự thật. Người ta bảo cái gì giấu được, chứ tình yêu thì “lòi” ra ngay. Nhiều bà vợ phát hiện chồng thay đổi thói quen (tự nhiên ăn diện, xức dầu thơm, soi gương…) hoặc có sự lén lút, kém đàng hoàng. Mọi khi đi tắm, đi ngủ để điện thoại ngoài bàn, nay thì vào toilet cũng mang theo. Mọi khi có điện thoại thì hét oang oang, nay kín đáo vào phòng đóng cửa lại. Có khi nửa đêm rồi còn nhắn tin… Nhưng tình cảm vợ chồng còn đằm thắm hay không mà vợ không biết được, thì ai là người biết giùm đây? Thám tử giỏi cũng chịu. Vì vậy, cách biết về nhau mà không phải tò mò lục soát, chính là hiểu rõ những diễn biến tình cảm của nhau. Những người vợ “chả hiểu ông ấy thế nào”, “không biết ông thích gì”, “chả biết ông ấy làm ăn ở đâu, làm được bao nhiêu tiền”, “hỏi thì ổng lặng im” - tóm lại ông chồng xuất hiện như cánh cửa đóng kín, thì cũng không thể lục soát, kiểm tra, theo dõi được.
Ngày xưa, khi yêu nhau, chúng ta đối xử với nhau thế nào? Hãy nhớ lại các cách biểu hiện tình cảm ấy để duy trì. Đừng trả lời rằng “xưa nhiệt tình theo đuổi dữ lắm, nay thì chả buồn để ý…” mà hãy tìm xem vì sao có sự thay đổi đó, để kịp thời điều chỉnh, củng cố.
Chúc em vui mạnh.
Theo PNCN
Đinh Thị Mười