Đáp: Chất xơ được định nghĩa như là phần dự trữ và thành tế bào poly sacharid của thực vật mà không bị phân hủy bởi các men tiêu hóa của người. Các chất xơ bao gồm: Cellulose, hemicellulose, pectin, và lignin.
Người ta đã tìm thấy mối liên quan của các chất xơ với chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và các giá trị sinh học khác. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bổ sung 2-10g chất xơ hoà tan/ngày sẽ góp phần giảm cholesterol toàn phần và LDL-C (2%).
Ngoài ra, chất xơ hoà tan có tác dụng giảm glucose và mức insulin ở những người khoẻ mạnh và có hiệu quả làm tăng tính nhạy cảm của insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và tăng cholesterol máu.
Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột một cách vừa phải để thực hiện quá trình tiêu hóa tại ruột được tốt, giúp hoàn thiện chu trình cuối cùng của tiêu hóa chất đạm tại ruột già và giúp dễ dàng tống phân ra ngoài phòng chống táo bón.
Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như: bông cải xanh, bí ngô, dâu tây, đủ đủ, ngũ cốc, đậu, quả bơ, atisô, táo...
Theo Đẹp
Đinh Thị Mười