>> Hoa '3.000 năm mới nở' vẫn tươi sau một tuần
>> Tranh cãi về loài hoa '3.000 năm mới nở'
>> “Hoa 3.000 năm mới nở”: Hãy cho chúng tôi được sờ tận tay
>> Loài hoa 3.000 năm mới nở một lần đang nở ở Phú Yên
Không phải hoa
Bằng cảm quan cũng như qua trình bày của bạn đọc với mẫu "hoa lạ" nằm trên bề mặt lá, GS Trịnh Tam Kiệt cho rằng, có thể đây là một dạng nấm nội cộng sinh trong tế bào. Trong trường hợp này, nấm nằm trong tế bào của cây, cung cấp nước và muối khoáng cho cây và lấy từ cây các chất dinh dưỡng tổng hợp được do quá trình quang hợp để phát triển.
Khi có điều kiện thích hợp như độ ẩm, nhiệt độ, môi trường trong sạch... thì cơ quan sinh sản sẽ phát triển để hình thành cơ quan sinh bào tử gọi là quả thể nấm có nhiều dạng khác nhau (cả hình như hoa).
Khi quan sát dưới kính lúp có độ phóng đại gấp 40 lần, hình ảnh cho thấy: "Hoa lạ" có thân dạng sợi mảnh, dài, trong suốt, phía trên có những chấm trang trí mang "hoa" giống như hoa sen mới nở được gọi là "quả thể nấm". Phần trên "hoa" có 2 - 3 thùy, trong có nội chất màu trắng và một hai nhánh đâm ra như hình nhụy.
Dưới gốc phần chân của quả thể có đế xòe rộng, bám chắc vào bề mặt lá. Những hình ảnh ở độ phóng đại này vẫn chưa thể khẳng định đây là loài gì.
"Hoa lạ" có thân dạng sợi mảnh, dài, trong suốt. |
Mà có thể là nấm nhầy
Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm GS Trịnh Tam Kiệt cho rằng, đây không phải là hoa như mọi người thường gọi. Giả thuyết được đưa ra là nấm nhầy. Lớp nhầy có cả trên lá cây, rễ cây, kính, sắt... Khi có điều kiện sẽ hình thành các thể sinh bào tử dạng lông, cây phân nhánh, dạng chùy. Thể nhầy sinh bào tử và phát tán khi có điều kiện.