Tiết lộ động trời về phòng khám Maria

Thứ hai, 16/07/2012, 10:27
Dù mức thu nhập từ việc làm phiên dịch kiêm tư vấn cho các bác sỹ Trung Quốc tại Phòng khám đa khoa Maria rất đáng mơ ước, nhưng chị Phạm Thị Diệu Linh vẫn quyết định từ bỏ.
>>Hé lộ tình tiết cái chết bất thường tại phòng khám Maria
>>Hà Nội: Một bệnh nhân tử vong ở phòng khám Maria
>>Phòng khám Trung Quốc-Cuộc tự kiểm bất ngờ
>>Trung tá không quân Mỹ mở phòng khám mắt ở TP.HCM

Sau khi thông tin vụ việc chị Nguyễn Thị Thu Phong (34 tuổi, trú tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) tử vong khi đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Maria (số 65-67 đường Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội) vào tối 14/7.

Ngay chiều 15/7, chúng tôi đã nhận được những chia sẻ của chị Phạm Thị Diệu Linh (30 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) về thời gian chị từng làm phiên dịch cho các bác sỹ người Trung Quốc ở phòng khám Maria này.

Học ngoại ngữ để...tư vấn bệnh?

Ngày tôi xin vào Phòng khám đa khoa Maria là lúc mới ra trường đang thất nghiệp, tôi nộp đại hồ sơ vào ai ngờ được thật. Chúng tôi được tuyển vào để làm phiên dịch cho các bác sỹ người Trung Quốc, chứ không hề biết gì về ngành y.
 
Chị Phạm Thị Diệu Linh từng có thời gian làm phiên dịch cho bác sỹ Trung Quốc ở
Phòng khám đa khoa Maria, dù thu nhập cao nhưng chị phải bỏ việc vì lo sợ.

Khi tôi tới gặp ông Giám đốc phòng khám người Trung Quốc, ông hỏi tôi mấy câu tiếng Trung rồi nhận vào luôn. Lúc đấy mức lương cứng là 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được tính hưởng % hoa hồng khi tư vấn được người bệnh dùng dịch vụ của phòng khám.

Khi chúng tôi mới vào được sắp xếp làm phiên dịch vụ ở phòng khám Phụ khoa, mới vào được cho học thuộc một quyển sách giới thiệu về các bệnh, biểu hiện ra sao, nguy cơ của nó, cách chữa trị thế nào… Chúng tôi phải học thuộc hết, tuy có nhiều từ ngữ chuyên ngành không hiểu lắm. Nhưng phải thuộc để khi gặp người tới khám là có thể tư vấn được luôn.

Ở phòng khám này các phiên dịch đều không qua trường lớp nào cả, chỉ biết tiếng Trung là được tuyển vào.

Thường sau 2 tháng thử việc và làm phiên dịch phụ, sẽ được xem xét đưa lên làm phiên dịch chính và trực tiếp tư vấn cho bệnh nhân, thậm chí tư vấn thay bác sỹ. Hoặc nếu hết phiên dịch, phiên dịch phụ sẽ được đẩy lên làm chính.

Phiên dịch chính còn kiêm luôn việc hỗ trợ bác sỹ Trung Quốc khám bệnh, điều khiển máy móc, thậm chí là tiêm chích… làm như một y tá.

Nếu chúng tôi tư vấn thêm cho người tới khám sử dụng dịch vụ của phòng khám sẽ được hưởng hoa hồng theo số tiền thu về trong một ngày. Chẳng hạn, trong một tuần nếu tư vấn cho một người bệnh sử dung dịch vụ thu về từ 40 triệu trở lên phiên dịch sẽ được hưởng 2% hoa hồng, còn bác sỹ khám và chữa trị sẽ được 10%.

Bình thường phòng khám Phụ khoa của tôi ngày tiếp nhận mấy chục bệnh nhân, cứ hết ngày bác sỹ người Trung Quốc tên Hồng lại đem tiền ra đếm, hầu như ngày nào cũng được khoảng 100 triệu đồng. Thậm chí có ngày đỉnh nhất là hơn 400 triệu đồng. Đấy mới là một phòng, trong khi phòng khám này có tới mấy chục phòng như vậy.

Bình quân các phiên dịch ở đây thu nhập khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Những người có khả năng an nói, thuyết phục người tới khám dùng nhiều dịch vụ thu nhập còn cao hơn thế.

Ban đầu mới vào làm bác sỹ Trung Quốc nói gì thì tôi dịch lại như vậy, nhưng sau quen việc chủ yếu là chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân, bác sỹ Trung Quốc chỉ cần nói đôi ba câu trời ơi nào đấy để lừa người bệnh. Thậm chí nhiều bệnh thường gặp bác sỹ Trung Quốc chẳng cần nói gì.

Sau khi làm ở phòng Phụ khoa một thời gian, tôi chuyển sang làm ở phòng khám Nam khoa. Đợt tôi vào làm với một anh là phiên dịch chính ở đấy được mấy năm, cũng chưa bao giờ học qua về y, nhưng anh ấy thường thay bác sỹ khám cho bệnh nhân.

 
Sau khi chị guyễn Thị Thu Phong (34 tuổi, trú tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
tử vong )vào tối 14/7, Phòng khám đa khoa Maria đã đóng cửa.

Chẳng hạn như mỗi khi bác sỹ người Trung Quốc vào phòng thủ thuật để cắt trĩ cho bệnh nhân, thì ở ngoài nếu có ai tới khám đều do anh này tự khám, kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Thời gian tôi làm ở phòng khám này cũng có vài đoàn Thanh tra của Sở Y tế Hà Nội vào kiểm tra, nhưng trước khi đoàn Thanh tra đến lãnh đạo phòng khám đã biết, họ bắt phiên dịch và bác sỹ thay áo blue trắng rồi đuổi hết khỏi phòng khám. Đoàn thanh tra vào kiểm tra một lúc, khi họ đi khỏi thì chúng tôi lại vào làm việc tiếp.

Việc kiểm tra là bình thường, cũng kiểm tra liên tục, nhưng mọi chuyện vẫn thế.

Bệnh gì cũng dẫn tới... ung thư?

Khi người bệnh vào khám sẽ được phát một phiếu yêu cầu khám chữa bệnh có tất cả các dịch vụ, khách hàng tùy vào nhu cầu của mình sẽ tích vào các ô dịch vụ đó, như khám phụ khoa, khám thai…

Người bệnh nào cũng bị yêu cầu bắt buộc thực hiện một số xét nghiệm. Như với khám Phụ khoa, trước tiên là phải nội soi cổ tử cung, siêu âm, kiểm tra dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hầu như bệnh nhân nào cũng thế, riêng tiền khám và xét nghiệm chừng ấy thứ đã thu được hơn 1 triệu đồng mỗi bệnh nhân.

Và khi đã khám thì chắc chắn có bệnh, tôi chưa gặp trường hợp nào vào khám mà không có bệnh. Với Phụ khoa bình thường dễ thấy là âm hộ ẩm, nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, khí hư nhiều, hố chậu tích dịch… Dù nặng hay nhẹ, người bệnh đều bị dọa: Nếu không chữa trị sớm sau sẽ vô sinh, ung thư, đã ung thư thì chỉ chờ chết chứ không chữa được nữa.

Các bệnh nếu có cũng thường được nói tăng mức độ nặng hơn bình thường, như viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ I sẽ bị cho lên độ II, nhưng khi chữa trị nể tình này kia phòng khám chỉ lấy tiền như chữa cấp độ I.

Về cách chữa trị, với những bệnh nhân chỉ bị viêm lộ tuyến cấp I và chưa sinh con đáng lẽ chỉ cho đặt thuốc, nhưng vào phòng khám họ sẽ đề nghị dùng laze để đốt, hoặc cắt lạnh, cắt bằng dao LEEP công nghệ của Mỹ, Đài Loan, hiện đại, an toàn, ơ Việt Nam chỉ nơi này có… Đã chữa bằng những công nghệ đó thì bệnh nhân sẽ vô sinh. Có cô mới 18-20 tuổi bị dọa thế là cắt, cắt xong vô sinh luôn.

Tất cả thuốc sử dụng trong phòng khám đều là thuốc từ Trung Quốc mang sang, các nhãn mác, hướng dẫn đều chữ Trung Quốc.

 
Khi vào làm phiên dịch ở Phòng khám đa khoa Maria, chị Diệu Linh được bố trí
làm phiên dịch phụ tại phòng khám Phụ khoa ở tầng 2.

Giá các dịch vụ khám, chữa bệnh cũng không người nào giống người nào, người nào mà thấy có vẻ ngoài giàu có sẽ bị chặt chém thẳng thay, người nào nhìn nghèo khổ sẽ giảm mức tiền xuống. Nhưng nếu đã vào phòng khám, bệnh nhân không bị bóc mất 10-20 triệu đồng thì chưa cho về.

Và số tiền sẽ được tăng dần, ngày sau cao hơn ngày trước, để đưa người bệnh vào thế “đã rồi, cố theo”. Tới khám lại chi phí có khi tăng gấp đôi. Thường chữa xong bệnh này sẽ xét nghiệm ra bệnh khác, và lại yêu cầu chữa trị. Cự vậy người bệnh không chịu được sẽ phải tự bỏ về. Mà tự bỏ khi chưa chữa trị hết liệu trình nếu bệnh có không khỏi phòng khám cũng không chịu trách nhiệm.

Khi tôi làm có bệnh nhân điều trị bằng sóng vi ba và uống thuốc trong 7 ngày, nhưng khi tới khám lại xét nghiệm vẫn thấy thế. Thế điều trị làm gì?

Bác sỹ Trung Quốc hành nghề bằng visa du lịch?

Từ Giám đốc, Phó Giám đốc, các lãnh đạo phòng khám, tới các bác sỹ tại Phòng khám đa khoa Maria đều là người Trung Quốc sang, tôi cũng không rõ là bác sỹ thế nào, nhưng họ chỉ ở lại 3 tháng theo thời hạn visa kiểu du lịch, hết hạn họ lại về nước.

Trong các phòng khám, mỗi phòng đều có một bác sỹ Trung Quốc, còn tư vấn kiêm phiên dịch đều là người Việt Nam. Các bác sỹ làm ở phòng xét nghiệm, phòng thuốc đều là người Trung Quốc.

Nếu bác sỹ nào khám được ít bệnh nhân, làm việc không tốt sẽ cho về nước. Còn bác sỹ nào làm tốt, nhiều bệnh nhân về nước ít ngày để làm lại thời hạn visa sau họ lại sang. Hầu như những người sang mình hành nghề đều còn ít tuổi. Nói chung là cũng linh tinh lắm.

 
Hóa đoan thanh toán tiền viện phí của nan nhân Phong tại Phòng khám đa khoa
Maria, với số tiền gần 9 triệu đồng.

Còn các bác sỹ đấy có được cấp phép hay không tôi cũng không rõ. Nhưng tôi thấy nếu có giấy phép thì khi Thanh tra Sơ Y tế tới họ đã không phải cởi áo bỏ chạy như vậy.

Trong cả phòng khám, chỉ có phòng truyền dịch là có y tá thật sự, cả y tá người Trung Quốc và y tá người Việt.

Đặc biệt, việc xét nghiệm dịch, xét nghiệm máu… ở đây làm rất nhanh, tôi cũng không hiểu họ làm thế nào vì phòng xét nghiệm chúng tôi không được vào. Mỗi lần cầm ống mẫu xét nghiệm đưa vào phòng đấy, quay đi quay lại đã thấy họ đánh xong kết quả đưa lại cho mình, nhanh lắm, chả biết có xét nghiệm thật không.

Khi tôi còn làm ở Phòng khám đa khoa Maria có trường hợp bị ngã xe ngay đầu phòng khám và bị ngất xỉu vì mất nhiều máu, nhưng chả hiểu bác sỹ họ làm gì, họ cõng chị ấy lên phòng khám Nam khoa rồi bỏ chị ở đấy chả ai ra băng bó. Người bế chị ấy lên chính là ông Phó Giám đốc của phòng khám. Dù bị trầy xước, mất máu họ lại yêu cầu điều trị cho chị ấy bằng sóng vi ba, đạt thuốc… Chả hiểu thế nào?

Làm được một thời gian tôi sợ quá nên bỏ luôn, việc này liên quan đến mạng sống con người mình không đùa được. Nhưng nhiều người ham mê tiền vẫn tiếp tục trụ lại.

 
Theo Phunutoday 

Các tin cũ hơn