>> 8 phút tham lam của tên trộm trong nhà xưởng
>> Làm lạnh toàn thân, cứu sống bé sơ sinh ngạt thở
>> Ẩn họa từ “gái gọi Online“
Năm 2005, Công ty Tân Hoàng Phát được thành lập với ngành nghề kinh doanh dịch vụ xông hơi, xoa bóp do Phan Cao Trí làm đại diện theo pháp luật. Quá trình kinh doanh, Trí cùng vợ là Phan Thị Yến còn mở thêm 2 doanh nghiệp tư nhân, 2 công ty TNHH cũng hoạt động về massage.
Từ 66 bị hại chỉ còn... 1 !
Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án Theo một cán bộ Viện KSND tối cao, ngay sau khi dư luận lên tiếng về một phiên xử không bình thường, có dấu hiệu trái pháp luật, Viện KSND tối cao đã vào cuộc nghiên cứu hồ sơ theo thẩm quyền. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và băng ghi âm toàn bộ phiên xử cũng như bản án, thấy có dấu hiệu sai phạm rất rõ. Vị cán bộ này cho biết thêm, ngoài việc Chánh án TAND tối cao kháng nghị xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy án phúc thẩm để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật, lãnh đạo Viện KSND tối cao còn giao cho Cục Điều tra vào cuộc điều tra theo thẩm quyền vì nhiều chứng cứ cho thấy có dấu hiệu “làm sai lệch hồ sơ vụ án”. Hoài Nam |
|
Đề nghị hủy án
Không chỉ vậy, cáo trạng và bản án sơ thẩm xác định trong số 29 người tố cáo có 9 bị hại bị nhóm Trí cưỡng đoạt tài sản.
Cụ thể, sau một thời gian làm việc, 8 nhân viên xin nghỉ việc nhưng không được Trí chấp nhận, buộc lòng họ phải nộp tiền để được “giải cứu”. Thấp nhất là 15 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng. Trường hợp còn lại là chị T.T.L.Đ vào làm massage, cho khách quan hệ tình dục có thai đã bị Trí đánh vào mặt, bị tịch thu nữ trang, bị phạt 20 triệu đồng.
T.T.L.Đ không có tiền nộp phạt bị Trí bắt hằng ngày phải đi dọn vệ sinh. Không chịu nổi, L.Đ phải nhờ bạn gọi về gia đình đem 15 triệu đồng lên nộp mới được cho về. Tổng số tiền nhóm Trí cưỡng đoạt là 169 triệu đồng.
Khi xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử cho rằng nhóm Trí chỉ cưỡng đoạt của 8 bị hại, loại trừ trường hợp của chị N.T.T.Trang với lập luận các bị cáo không biết chị này là ai, làm ở cơ sở nào, đã triệu tập nhiều lần nhưng không có mặt. Tuy nhiên trong hồ sơ vụ án vẫn còn lưu giữ đơn tố cáo của bố mẹ chị Trang, bản tự khai của chị Trang... Theo quyết định giám đốc thẩm, việc tòa phúc thẩm không xác định chị Trang là bị hại là không đúng.
Ngoài ra, “luật” phải nộp tiền mới được nghỉ việc là quy định mà Trí đặt ra bắt các quản lý thừa hành với sự phân công cụ thể người tiếp nhận đơn, người quyết định số tiền, người nhận tiền. Quyết định kháng nghị đã chỉ rõ, sự “phân công phân nhiệm” nói trên cho thấy các bị cáo hoạt động có tổ chức. Việc tòa phúc thẩm cho rằng các bị cáo không phạm tội có tổ chức để giảm án cho các bị cáo là không đúng.
Từ những điểm trên, Chánh án TAND tối cao quyết định kháng nghị đối với bản án hình sự phúc thẩm và đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án này; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Giảm án bất thường
Tháng 1.2011, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Phan Cao Trí 12 năm tù, Phan Việt Hậu (em vợ Trí, Giám đốc cơ sở Tân Hoàng Phát) 10 năm tù, Phan Quốc Cường (Giám đốc cơ sở massage Kim Thu - chi nhánh của “tập đoàn” Tân Hoàng Phát) 9 năm tù cùng về hai tội “bắt, giữ người trái pháp luật” và “cưỡng đoạt tài sản”; Phan Thị Yến (vợ Trí) 6 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”; Nguyễn Minh Phương (quản lý cơ sở massage Hoàng Thành, một chi nhánh của “tập đoàn” Tân Hoàng Phát) 3 năm tù, Nguyễn Hoài Nhanh (phó quản lý cơ sở massage Hoàng Thành) 2 năm tù cùng về tội “bắt, giữ người trái pháp luật”. |
Theo Giaoduc