Ảnh minh họa - Nguồn: GDVN |
“Tôi nghĩ năm nay cũng là một năm rất khó khăn, khi hỏi các chủ doanh nghiệp (DN) xem năm nay lương, thưởng tết tăng lên hay giảm đi, hay giữ bằng năm ngoái thì các DN đều giữ bí mật”, ông Huân nói.
Tuy nhiên, theo ông Huân, lao động là nguồn lực của DN dù khó khăn đến mấy, DN cũng phải chia sẻ với người lao động.
Có thể kinh doanh không hiệu quả nhưng với truyền thống của người Việt, DN vẫn phải tìm nguồn nào đó để có một khoản thưởng hoặc ít nhất là phải thanh toán hết được các khoản lương cho người lao động để họ về quê ăn tết.
Về áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định Chính phủ từ ngày 1/1/2013, ông Huân cho biết có 4 mức tăng: 2.350.000 đồng/tháng/người với địa bàn vùng 1; 2.100.000 đồng với địa bàn vùng 2; 1.800.000 đồng với vùng 3 và 1.650.000 đồng với vùng 4.
“Mức tăng này so với yêu cầu trong bộ luật Lao động sửa đổi là vẫn chưa đạt, chỉ đạt tính thực tế trượt giá của năm 2012 - 2013. Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015, lương tối thiểu phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Nếu vậy, trung bình mỗi năm lộ trình lương tối thiểu phải tăng từ 35 - 40%”, ông Huân phân tích.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến các điạ phương cho rằng, trong điều kiện cụ thể hiện nay nếu lương tăng lộ trình như vậy thì DN sẽ không chịu nổi.
“Bộ sẽ tính toán lại, phải giãn lộ trình, nếu thuận lợi thì sẽ thực hiện tăng lương từ 2016, nếu không thì lùi đến 2017”, ông Huân nói.
Ông Huân cam kết, quý 1/2013 Bộ LĐ-TB-XH sẽ công bố tiến trình tăng lương tối thiểu. Từ năm 2014 trở đi thực hiện bộ luật Lao động sửa đổi, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh lương tối thiểu mới, dựa trên sự tư vấn của Hội đồng tiền lương quốc gia, có sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động…
Theo Thanhnien