Ngôi làng Bugarach nhỏ bé với dân số 176 người, nằm ở chân dãy Pyrenees của Pháp, những ngày này đông đúc hẳn lên vì tin đồn lan truyền trên mạng rằng đây là nơi duy nhất trên trái đất có thể sống sót qua tận thế. Lý do rất "ngớ ngẩn" bao gồm việc coi đây là "nhà để xe của người ngoài hành tinh", những người này sẽ rời khỏi trái đất và đem theo một vài người may mắn đi cùng. Nhà chức trách Pháp đang phải ngăn chặn những hỗn loạn tại đây và kêu gọi mọi người đừng đến Bugarach nữa. |
|
Người dân ở làng Sirince ở Thổ Nhĩ Kỳ tự tuyên bố ngôi làng của mình có thể cứu rỗi mọi người sống sống qua ngày tận thế 21/12/2012 vì sự linh thiêng, là nơi ra đời của nữ thần Artemis và là nơi đức mẹ đồng trinh Mary lên trời. Dù không có bằng chứng của việc này nhưng cũng đủ để chủ các khách sạn ở địa phương tăng giá lên gấp 20 lần. |
|
Căn hầm trú ẩn Kelvedon Hatch ở Essex, Anh, có từ thời chiến tranh lạnh, sâu 38 m dưới mặt đất, có cửa chống đạn, chứa được 600 người, cũng được cho là nơi trú ẩn tốt khi thế giới thực sự lâm nguy. |
|
Với độ sâu 2.191 m, hang Krubera ở bang Georgia, Mỹ, hang động sâu nhất thế giới được tin là nơi trú ẩn lý tưởng. Tuy nhiên, nếu không phải là dân thám hiểm chuyên nghiệp, bạn khó có thể xuống trú trong hang đó. |
Những nỗi lo sợ rằng có thể xảy ra động đất, sóng thần hay nổ hạt nhân đều khó có thể xảy ra ở châu Phi với những khoảng đất mênh mông, lại không giáp biển, cũng không có nhà máy hạt nhân hay vũ khí nguyên tử nào hướng đến đây. Nếu bạn muốn sống sót, có thể chọn lựa các cao nguyên ở Ethiopia hoặc Lesotho. |
|
Trong những năm 1950, chính phủ Mỹ đã xây dựng cơ sở ngầm dưới dưới khách sạn Greenbrier ở bang West Virginia, để trú ẩn nếu xảy ra vụ nổ hạt nhân. Hầm trú ẩn trong trạng thái sẵn sàng suốt 30 năm nhưng chưa bao giờ được dùng tới, nay được nhớ ra nhân dịp tin đồn "ngày tận thế" lan rộng. |
|
Boongke hạt nhân ở núi Cheyenne, bang Colorado, Mỹ, được mở cửa từ năm 1966, từng là căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Không gian Bắc Mỹ. Cơ sở này có hai chiếc cửa bảo vệ nặng 25 tấn và nhiều đường hầm, hồ chứa nước, nhà máy phát điện. Ngày nay cơ sở này vẫn còn hoạt động như một trung tâm đào tạo. |
|
Với rất nhiều vùng đất cao, Trung Quốc có nhiều nơi để trú ẩn qua "ngày tận thế", trong đó Vạn lý Trường Thành được nhiều kẻ tung tin đồn dùng làm địa điểm thuyết phục những người cả tin chuyển đến trú ẩn. |
|
Khu lăng mộ ở Paris với đường hầm và hành lang dài 280 km ở dưới lòng thành phố, từng được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đường hầm này có chứa khoảng 6 triệu bộ hài cốt và được mở cửa cho những người ưa thích sự rùng rợn. |
|
Địa đạo Drakelow ở Worcestershire, Anh, dài hơn 5 km, từng có nhà nghỉ, cửa hàng, công xưởng, thiết bị điện, văn phòng, đài phát thanh. Tuy đã ngừng hoạt động nhưng được coi là có thể khôi phục lại và trở thành xã hội thu nhỏ trong tương lai nếu có "bất trắc xảy ra với trái đất". |
|
Một hầm mỏ ở ngoại ô Sala, Thụy Điển, sâu 150 m , chuẩn bị sẵn chiếc giường ấm áp và nhiều nến để sưởi ấm cho những khách quyết định trú ẩn dưới lòng đất trong ngày 21/12. Tuy nhiên, nhiệt độ vẫn khá lạnh, chỉ có 2 độ C và khách hàng được khuyên nên chuẩn bị quần áo thật dày. |