Càng gần tết nhu cầu về miến trên thị trường càng tăng mạnh. Có mặt tại làng nghề làm miến nổi tiếng Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội những ngày sát tết, chúng tôi không khỏi giật mình trước quy trình làm miến cẩu thả và siêu bẩn tại đây.
Tại hộ sản xuất phía giữa làng, hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là cả đống củ dong đầy bùn đất. Mặc dù bám đầy đất nhưng dong làm miến cũng chỉ được rửa qua loa một lần duy nhất rồi đưa vào máy nghiền.
Củ dong, nguyên liệu làm miến dính đầy bùn được rửa qua loa duy nhất một lần. |
Rồi được xúc vào máy nghiền |
Bột dong sủi bọt đen ngòm |
Bột dong bẩn được lọc tiếp 3 lần và làm trắng hóa chất... |
Sự "phù phép" của hóa chất khiến bột dong từ màu đất chuyển sang trắng phau |
Những tảng bột dong bẩn, tẩy bằng hóa chất được đưa vào máy nghiền... |
...rồi đem vào tráng thành từng phên miến. |
Và đem phơi ngay trên miệng cống hôi thối, đen ngòm đầy ruồi muỗi. |
Không chỉ quy trình sản xuất siêu bẩn, nhà xưởng và hệ thống thải tại cơ sở này cũng cực kỳ ô nhiễm.
Toàn bộ nước thải đen bẩn từ việc rửa củ rong và lọc bột không được xử lý được thải trực tiếp ra môi trường. |
Nguyên liệu đầy bùn đất nhưng với sự phù phép của hóa chất nên miến thành phẩm vẫn có màu trắng |
Theo những người dân sống tại làng miến Dương Liễu, để phân biệt được miến có dùng hóa chất hay không thì nhìn màu trắng, vàng là có hóa chất và thuốc nhuộm; miến màu nâu xám tuy mẫu mã không đẹp nhưng lại an toàn.
Miến trắng và miến vàng được nhuộm phẩm màu và tẩm hóa chất có bề ngoài bắt mắt. |
Miến màu xám đen là miến không sử dụng hóa chất |
Theo Khampha