Mỹ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cùng với đó, Mỹ tuyên bố sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc khẩn trương tăng cường sức mạnh của các loại tên lửa phi hạt nhân với khả năng phóng từ nhiều căn cứ tên lửa chiến thuật và có thể áp chế các tàu chiến đối phương.
Lực lượng Nhị pháo Trung Quốc đã tăng cường triển khai các căn cứ ven bờ để chờ tàu chiến Mỹ. |
Tần Huy Hồng, Tư lệnh lực lượng Nhị pháo Trung Quốc (tên gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) cho biết: “Tên lửa thông thường là một con át chủ bài trong chiến tranh hiện đại, vì vậy chúng tôi phải sẵn sàng bất cứ lúc nào”.
Theo các chuyên gia Mỹ, để đối phó với cuộc tấn công từ tên lửa Trung Quốc, các tàu chiến Mỹ sẽ phải thực hiện những bước sau đây. Đầu tiên sau khi tên lửa Trung Quốc phóng đi, Hải quân Mỹ sẽ phải phóng tên lửa đánh chặn có thể là loại SM-2ER, nếu thất bại, họ sẽ phải dựa vào tên lửa đánh chặn tầm ngắn hơn như AIM-7 ESSM.
Nếu tiếp tục không thành công, Hải quân Mỹ sẽ phải dùng lá chắn cuối cùng trên chiến hạm là hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx bằng pháo 20mm hoặc tên lửa. Cho dù có đánh chặn thành công thì mảnh vỡ từ vụ nổ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tàu chiến Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đã sẳn sàng để đánh chìm hạm đội tàu chiến Mỹ? |
Bên cạnh các biện pháp phòng thủ cứng nói trên, các tàu chiến Hải quân Mỹ có thể áp dụng các biện pháp chiến tranh điện tử để tạo ra một mục tiêu giả cho tên lửa Trung Quốc hoặc phóng các loại mồi bẫy để đối phó với vũ khí dẫn đường bằng radar hay hồng ngoại.
Tất cả các biện pháp trên sẽ áp dụng cho từng tên lửa một, nhưng nếu Trung Quốc phóng loạt tên lửa từ các căn cứ trên bờ và từ tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-052C và các tàu khu trục khác về phía tàu chiến Mỹ, cơ hội thành công trong việc đánh chìm tàu chiến Mỹ sẽ nhiều hơn.
Theo Infonet