Ngày 12/9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó giám đốc Ban quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) TP.HCM cho biết, trước đây dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với số vốn 500 triệu Euro. Sau đó, nước này thông báo do tình hình kinh tế khó khăn nên đã cắt giảm số tiền xuống còn 200 triệu Euro. Vì vậy, MAUR phải huy động vốn từ các nguồn khác để thực hiện dự án này.
Tuyến metro số dài khoảng 17 km từ cầu Sài Gòn đến bến xe Cần Giuộc mới (màu tím). Ảnh: MAUR - HCMC |
Theo ông Quốc, hiện vẫn chưa có số vốn cụ thể của từng nhà tài trợ, tuy nhiên theo kế hoạch, Ngân hàng ADB sẽ góp vốn 330 triệu Euro, Ngân hàng Châu Âu EIB là 150 triệu Euro và Chính phủ Tây Ban Nha 200 triệu Euro, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước về đền bù giải tỏa và tái định cư.
Tuyến metro thứ 5 được thực hiện theo hình thức “Chìa khóa trao tay (EPC)”, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,85 tỷ USD. Giai đoạn 1 có lộ trình dài 8,9 km từ Ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn, trong đó gần 7 km là đi ngầm qua 7 ga dừng. Giai đoạn 2 là từ Ngã tư Bảy Hiền về Bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh), vẫn đang tìm vốn trong khi chờ UBND TP thông qua hồ sơ thiết kế cơ sở để bắt đầu cắm mốc ngoài thực địa.
Đây là tuyến metro thứ 3 tại TP.HCM tìm được vốn để triển khai dự án. Trước đó, tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đã có đủ vốn. Riêng tuyến metro số 1 với số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD đã được khởi công vào tháng 8/2012 và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong đầu năm 2018.
Metro là loại tàu điện (giống loại tàu lửa) nhưng chạy bằng điện (không sử dụng đầu kéo Diesel như tàu lửa). Tàu gồm toa có động cơ xen lẫn toa không động cơ. Tùy theo lượng hành khách đi lại vào giờ cao điểm mà tàu có từ 3 đến 6 toa và chạy giãn cách khoảng 3 đến 10 phút. Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có 6 tuyến metro:
Riêng tuyến metro số 3 dài khoảng 23 km được tách làm hai:
|
Theo VNE