Người em song sinh nổi tiếng Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là con trai thứ hai của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, sinh vào buổi sáng một ngày đầu xuân 1978. Đến chiều, nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại một lần nữa làm cha của một "nhóc tỳ" kháu khỉnh mà sau này lớn lên, người em sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với Nguyễn Quang Dũng không chỉ được yêu thích ở Việt Nam mà còn được nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao.
Kịch bản phim Cánh đồng hoang là "anh em song sinh" cùng cha của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Có một điều đặc biệt là người em song sinh của Nguyễn Quang Dũng chỉ cùng cha chứ hoàn toàn khác mẹ. "Cậu bé" ấy chính là… kịch bản phim Cánh đồng hoang.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng xem đó cũng là một người con khác của ông, một người con tinh thần ông thai nghén ý tưởng từ những năm 60 nhưng mãi đến khi vợ ông sinh Nguyễn Quang Dũng, ông mới bắt tay viết.
Chính ông cũng không thể lý giải vì sao mình lại sáng tác kịch bản Cánh đồng hoang vào đúng ngày sinh của quý tử.
Đồng tác giả bài hát "Mẹ đi vắng" Nhiều em nhỏ mầm non rất thích bài Mẹ đi vắng vừa vui tươi, hồn nhiên vừa ngộ nghĩnh, dí dỏm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mẹ đi vắng, mẹ đi vắng/Con sang chơi nhà bạn (í a)/Con cầm cây đàn con hát/Con cầm cây đàn con hát/Hát cho mẹ về với con/Hát cho mẹ về với con...”. Ít ai biết rằng ca từ bài hát này là của chú nhóc Nguyễn Quang Dũng 4 tuổi.
Tên Nguyễn Quang Dũng xuất hiện bên cạnh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong
ca khúc thiếu nhi Mẹ đi vắng.
Hồi bé, Nguyễn Quang Dũng rất được ba Nguyễn Quang Sáng cưng chiều, thường xuyên được ba đưa đi học, đưa đi đánh bóng bàn và được gặp nhiều người bạn của ba như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao...
Một ngày thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cầm đàn và hát, Nguyễn Quang Dũng bắt chước và ứng tác mấy câu hát ngô nghê. Thế là sau đó không lâu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trau chuốt lời hát dễ thương của Nguyễn Quang Dũng thành ca khúc nổi tiếng Mẹ đi vắng. Bài hát được trả nhuận bút 70 đồng, phần lời của Nguyễn Quang Dũng được 35 đồng, nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tặng hết cho anh.
Đó là số tiền đầu tiên Nguyễn Quang Dũng kiếm được từ nghệ thuật, tuy ít ỏi nhưng có giá trị hơn những khoản thù lao lớn từ các bộ phim anh làm sau này. Con nhà văn nhưng dốt văn, hầu hết những bộ phim ăn khách của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng như Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết hay Mỹ nhân kế… đều do chính anh viết kịch bản.
Thế nhưng ngày xưa, anh lại là cậu học trò thường xuyên trốn học, bị giáo viên phê bình là "học hành lan man, thiếu tập trung", đặc biệt là học dở văn, dở đến mức điểm 5 là mơ ước.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thời bé (trái) cùng ba Nguyễn Quang Sáng và anh trai.
Thời đi học, nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường nhận được những lời ca thán, mắng vốn từ các giáo viên dạy văn vì việc "chậm tiến" của Nguyễn Quang Dũng. Học những tác phẩm nổi tiếng của chính cha mình như Chiếc lược ngà và Con gà trống, anh vẫn không biết viết bài tập làm văn khiến cô giáo phải than trời. Không ai thích khi bị gọi là khùng nhưng Nguyễn Quang Dũng lại thích thú với biệt danh Dũng "khùng".
Bởi chính anh đã tặng mình chữ "khùng" và hào hứng thú nhận: "Tôi tự đặt cho mình để phân biệt với các Dũng khác trong giới nghệ thuật. Cái tên đó cũng rất đúng với những suy nghĩ và hành động gàn gàn, cực đoan của tôi một thời tuổi trẻ. Theo thời gian, tôi đã biết điều chỉnh bớt cái “khùng” của mình nhưng vẫn muốn giữ lại cái tên đó".
Những kiểu tóc thời khùng nhất của Nguyễn Quang Dũng.
Thanh Hằng từng tuyên bố mối quan hệ giữa cô với Nguyễn Quang Dũng rất trong sáng.
Từ một biệt danh để phân biệt, bây giờ Dũng Khùng đã trở thành một "thương hiệu"
của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với loạt phim ăn khách.
Theo Tri Thức