Thăm lại những phim trường lừng danh thế giới

Thứ sáu, 08/11/2013, 11:38
Hãy cùng chúng tôi thăm lại những phim trường của các bộ phim lừng danh trong lịch sử điện ảnh thế giới. Ở đó, chúng ta có thể tìm thấy hồi ức của chính mình về một câu chuyện, một nhân vật, một cảnh quay đã từng nhớ mãi...
Mới đây, một công ty du lịch vừa giới thiệu tour đi qua 10 nước, tới thăm 20 trường quay của những bộ phim bom tấn đình đám trong lịch sử điện ảnh Hollywood. Chuyến đi kết hợp giữa du lịch và điện ảnh này có giá lên tới gần 7 tỉ đồng.
Đối với những người yêu phim và yêu du lịch, chuyến đi này thực sự là một chuyến “hành hương” hoàn hảo. Họ có thể lần theo dấu chân của những diễn viên tên tuổi như Audrey Hepburn hay Harrison Ford qua những miền đất đẹp nổi tiếng, cũng từng là những nơi được lựa chọn để đặt phim trường của những tác phẩm điện ảnh đình đám.

Tham gia tour du lịch này, du khách có thể đi du lịch vòng quanh thế giới, dừng lại ở 20 địa điểm tham quan đặc biệt từng được chọn làm nơi đặt trường quay của những bộ phim bom tấn Hollywood.

Thăm lại những phim trường lừng danh thế giới

Thành phố cổ Petra ở Jordan (một quốc gia Ả Rập thuộc Trung Đông) từng được lựa chọn làm địa điểm đặt trường quay của phim “Indiana Jones: Cuộc thập tự chinh cuối cùng” (Indiana Jones And The Last Crusade - 1989).

Thăm lại những phim trường lừng danh thế giới

Khu đền Al Khazneh được xây dựng từ thế kỷ I được sử dụng trong phim như một chìa khóa quan trọng, nó dẫn vào bên trong ngôi đền thiêng cất giữ Chén Thánh.

Thăm lại những phim trường lừng danh thế giới

Chuyến tham quan kéo dài 90 ngày còn đi qua bãi biển thuộc quần đảo Ko Phi Phi Leh ở Thái Lan, nơi từng đón đoàn làm phim “Bãi biển” (The Beach - 2000) với sự tham gia của nam diễn viên Leonardo DiCaprio.

Thăm lại những phim trường lừng danh thế giới

Đến thăm thành phố New York, du khách không thể không ghé qua cửa hàng trang sức Tiffany’s nổi tiếng, nơi nữ diễn viên Audrey Hepburn từng vào vai nữ chính trong phim “Bữa sáng ở Tiffany’s” (Breakfast At Tiffany's - 1961).

Chuyến du lịch sẽ đi qua 10 nước bao gồm Mỹ, Peru, Pháp, Jordan, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… Chuyến hành trình kéo dài 3 tháng với mức chi phí lên tới 7 tỉ cho phép du khách được nghỉ qua đêm tại những khách sạn sang trọng, đẳng cấp hàng đầu thế giới.

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (1962).

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (Laurence Of Arabia - 1962).

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (1962).

Bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (Laurence Of Arabia - 1962) từng giành được tới 7 giải Oscar, trong đó có tượng vàng cho Phim xuất sắc nhất.

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (1962).

Một trong những địa điểm dừng chân thú vị nhất là khu phế tích Machu Picchu ở Peru, từng là trường quay của bộ phim tiểu sử “Hành trình Nam Mỹ” (The Motorcycle Diaries - 2004) làm về người chiến sĩ cách mạng theo chủ nghĩa Mác-xít - Che Guevara.

Một số địa điểm tham quan thú vị khác còn có thể kể tới nhà hàng Kat'z Deli ở New York, Mỹ - nơi Meg Ryan và Billy Crystal quay những cảnh phim đáng nhớ trong “Khi Harry gặp Sally” (When Harry Met Sally - 1989), hiệu sách nổi tiếng ở Notting Hill, London, Anh - nơi Hugh Grant gặp Julia Roberts trong bộ phim hài lãng mạn “Notting Hill” (1999), Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc - nơi đặt trường quay của phim “Vị hoàng đế cuối cùng” (The Last Emperor - 1987).

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (1962).

Một góc trong hiệu sách lớn ở Notting Hill, London, Anh - nơi từng đặt trường quay của phim “Notting Hill” (1999), nhân vật nam chính của phim do Hugh Grant đảm nhận làm việc tại hiệu sách này.

Sa mạc Wadi Rum ở Jordan, nơi từng đặt trường quay bộ phim “Laurence xứ Ả Rập” (1962).

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã từng được sử dụng làm trường quay của bộ phim tiểu sử "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor - 1987) làm về cuộc đời Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.

Tới thăm Rome và nhớ về phim “Cuộc sống ngọt ngào” (1960).

Tới thăm Rome và nhớ về phim “Cuộc sống ngọt ngào” (La Dolce Vita - 1960).

Đài phun nước Trevi ở Rome chính là nơi nữ diễn viên Anita Ekberg quay cảnh ấn tượng này.

Đài phun nước Trevi ở Rome chính là nơi nữ diễn viên Anita Ekberg quay cảnh ấn tượng này.

Thiền viện Võ Đang ở Trung Quốc, nơi từng được sử dụng để quay phim “Ngọa hổ tàng long” (2000).

Thiền viện Võ Đang ở Trung Quốc, nơi từng được sử dụng để quay phim “Ngọa hổ tàng long” (Crouching Tiger, Hidden Dragon - 2000).

Thiền viện Võ Đang ở Trung Quốc, nơi từng được sử dụng để quay phim “Ngọa hổ tàng long” (2000).

“Ngọa hổ tàng long” (Crouching Tiger, Hidden Dragon - 2000) từng gây ấn tượng mạnh với khán giả thế giới nhờ những cảnh đánh võ trên ngọn cây.

Thiền viện Võ Đang ở Trung Quốc, nơi từng được sử dụng để quay phim “Ngọa hổ tàng long” (2000).

Khi đến Paris, du khách sẽ được tới thăm những nơi từng quay phim “Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain” (Amelie - 2001) hay “Bản Tango cuối cùng ở Paris” (Last Tango In Paris - 1972).

Thiền viện Võ Đang ở Trung Quốc, nơi từng được sử dụng để quay phim “Ngọa hổ tàng long” (2000).

Đảo Alcatraz ở vịnh San Francisco (Mỹ) từng là trường quay của nhiều phim nổi tiếng như “Nhà tù đá” (The Rock - 1996), “Vượt ngục Alcatraz” (Escape From Alcatraz - 1979), “Thực thi mệnh lệnh” (The Enforcer - 1976)…

Ghé thăm nơi từng quay bộ phim sử thi “Trái tim dũng cảm” (1995) ở Glencoe, Scotland.

Ghé thăm nơi từng quay bộ phim sử thi “Trái tim dũng cảm” (Braveheart - 1995) ở Glencoe, Scotland.

Ghé thăm nơi từng quay bộ phim sử thi “Trái tim dũng cảm” (1995) ở Glencoe, Scotland.

Du khách có thể uống rượu ở quán bar trong khách sạn Park Hyatt ở Tokyo, Nhật Bản - nơi hai nhân vật chính trong phim “Lạc lối ở Tokyo” (Lost in Translation - 2003) gặp nhau lần đầu tiên.

Hoàng cung Tokyo từng được chọn làm phim trường của “Võ sĩ đạo cuối cùng” (2003).

Hoàng cung Tokyo từng được chọn làm phim trường của “Võ sĩ đạo cuối cùng” (The Last Samurai - 2003).

Theo Dân Trí

Các tin cũ hơn