Kiếm tiền với nghề 'ăn cơm dưới đất làm việc trên trời'

Thứ hai, 14/04/2014, 16:48
Mùa nắng từ tháng giêng đến tháng 7 hàng năm là rộ vụ thu hoạch thốt nốt, người dân An Giang lại rủ nhau trèo cây hái trái, hứng nước nấu đường.

Những cây thốt nốt được trồng thẳng hàng xuất hiện nhiều ở vùng Bảy Núi - An Giang, phục vụ cho trái và lấy nước để nấu thành đường thốt nốt.

Những cây thốt nốt được người Khơme trồng thẳng hàng  ở vùng Bảy Núi - An Giang, đây là loại cây cho trái và lấy nước để nấu thành món đường thốt nốt nổi tiếng chỉ có ở miền Tây.

Thông thường thốt nốt được người dân Khmer trồng cập các bờ ranh vừa giữ đất lại cho thu nhập. Bình quân cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường.

Thông thường, thốt nốt được người dân Khmer trồng cập các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường.

Vào mùa lấy nước đường từ tháng giêng đến tháng 7 trong năm,  mỗi ngày người dân leo trèo lên cây lấy nước 1-2 lần.

Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây từ 1 đến 2 lần để hứng nước.

Ngày xưa dụng cụ để lấy nước đường thốt nốt đa phần được làm bằng óng tre gai, nhưng ngày nay được thay thế các lọ bằng mủ loại 2 lít.

Trước đây, dụng cụ để lấy nước đường thốt nốt đa phần được làm bằng ống tre gai, ngày nay được thay thế bằng các loại bình nhựa.

Ông Chau Mắt (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) có hơn 40 năm kinh nghiệm lấy nước nấu đường thốt nốt cho hay, gia đình trồng 70 cây thốt nốt có 70 % cây đực chủ yếu phục vụ việc lấy nước nấu đường, số cây còn lại cho trái thu hoạch bán.

Ông Chau Mắt (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) có hơn 40 năm  lấy nước nấu đường thốt nốt, cho hay, gia đình ông trồng 70 cây thốt nốt và 70% số này là cây đực: cây chủ yếu phục vụ việc lấy nước nấu đường, số cây còn lại sẽ cho trái bán tươi.

Theo ông Chau Mắt, thông thường mùa nắng cây đực cho nước nhiều hơn cây cái. Cách lấy nước đường thật đơn giản, chỉ chọn những cuốn bông dùng dao dạt mặt rồi đưa can nhựa vào hứng từ 8-10 tiếng sẽ đem xuống một lần.

Theo ông Chau Mắt, thông thường mùa nắng cây đực cho nước nhiều hơn cây cái. Cách lấy nước đường thật đơn giản, người lấy nước sẽ chọn những cuốn bông và dùng dao dạt mặt rồi đưa can nhựa vào hứng, từ 8 đến 10 tiếng sẽ đem xuống đất một lần.

Những cuống thốt nốt sẽ tiết nước đường.

Những cuống thốt nốt này sẽ tiết nước đường.

Anh Kim Seng (phum Phnom Pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) kể, nếu một hộ thuê 15 đến 20 cây thốt nốt, trừ  chi phí vật liệu còn kiếm được trên 250.000 đ/ngày. “Thời vụ khai thác nước và nấu đường thốt nốt kéo dài từ sáu đến bảy tháng, cao điểm nhất là vào dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Nam (thị xã Châu Đốc).

Anh Kim Seng (phum Phnom Pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) tính, nếu thuê 15 đến 20 cây thốt nốt để khai thác thì mỗi ngày trừ chi phí, người thuê sẽ kiếm lời trên 250.000 đồng. Thời vụ khai thác nước và nấu đường thốt nốt kéo dài từ sáu đến bảy tháng, cao điểm nhất là vào dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (thị xã Châu Đốc).

Anh Kim Seng cho hay, công việc trèo cây lấy nước đường rất nguy hiểm vì cây cao hơn 15m trở lên, chỉ cần sơ suất nhỏ mất mạng như chơi. Người ta nói nghề  này “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.

Cũng theo anh Kim Seng, công việc trèo cây lấy nước đường rất nguy hiểm, vì cây cao 15m trở lên, chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể mất mạng như chơi. "Người ta nói đây là nghề 'ăn cơm dưới đất làm việc trên trời' mà", anh Seng chia sẻ..

Nước thốt nốt được lấy xuống đem vào nấu để sôi từ 20-30 phút mới đem xuống.

Đàn ông lấy nước, phụ nữ đảm đương việc nấu đường. Nước thốt nốt sẽ nấu sôi từ 20-30 phút.

Hớt bọt.

....sau đó để nguội, bỏ bọt.

Đổ đường ra thau.

... rồi lọc kỹ.

Công đoạn khuấy đường vừa làm nguội và tăng độ dẻo mà giúp đường có màu trắng vàng rất đẹp mắt.

Công đoạn khuấy đường vừa làm nguội và tăng độ dẻo và giúp đường có màu trắng vàng rất đẹp mắt.

Theo ngươi dân sản xuất đường thốt nốt cho biết, bình quân cứ 4 lít nước đường sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm.

Theo ngươi dân sản xuất đường thốt nốt, bình quân cứ 4 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm.

Nước lấy từ cây thốt lnốt, đồng bào Khmer đem nấu và cho ra sản phẩm rất hấp dẫn, với mùi thơm ngon và vị ngọt đậm đà, chưa có loại đường nào sánh bằng. Vùng núi An Giang là nơi duy nhất ở miền Tây sản xuất loại đường đặc sản Thốt Nốt giá bán 25.000 đồng/kg. Còn tại lò nấu giá chỉ 18.000 -20.000 đồng/kg.

An Giang là nơi duy nhất ở miền Tây sản xuất loại đường đặc sản Thốt Nốt. Nhưng giá bán lẻ của loại đường đặc biệt này lại rất rẻ, chỉ 25.000 đồng/kg, còn giá tại lò nấu 18.000 -20.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Cây thốt nốt tập trung nhiều ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên… với tổng số ước trên 60.000 cây và cho khoảng 5.500 tấn - 6.000 tấn đường mỗi năm phục vụ thị trường. Đây là loại đường thiên nhiên ăn tốt cho sức khỏe ngoài ra đường còn làm các loại bánh kẹo.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cây thốt nốt tập trung nhiều ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên… với tổng số ước trên 60.000 cây và cho khoảng 5.500 tấn - 6.000 tấn đường mỗi năm. Đây là loại đường thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn để sản xuất các loại bánh kẹo.

Bên cạnh đó cây thốt nốt đực cho đường, cây cái cho trái đem lại thu nhập cao cho nông dân vùng núi.

Bên cạnh cây thốt nốt đực cho đường, cây cái cho trái lấy cơm, ăn tươi cũng đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Gía bình quân 1 quả thốt nốt giá bán 3.000 -4.000 đồng/quả, còn bổ ra lấy cái giá 1kg 35.000 đồng.

Giá 1 trái thốt nốt là 3.000 - 4.000 đồng, còn bổ ra lấy cơm được bán 35.000 đồng/ kg.

Ông Lê Văn Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tịnh Biên – An Giang, cho biết: Bây giờ, ai cũng nhắm tới chất lượng và thương hiệu, đồng thời, khai thác thêm nhiều sản phẩm khác từ nước uống tươi, trái thốt nốt ăn liền và lấy thân cây già làm đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất… có thể làm giàu từ cây này.

Ông Lê Văn Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tịnh Biên – An Giang, cho biết, cây thốt nốt rất có giá trị kinh tế, vì có thể lấy nước nấu đường, ăn trái tươi và khai thác thân cây già làm đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất…

Theo Sở Công thương An Giang, cho biết: Vài năm gần đây, đường đặc sản thốt nốt Bảy Núi vươn ra nhiều nước, xuất khẩu… bằng con đường ký gửi và thông qua Việt kiều về thăm quê hương, một phần nhờ có Chương trình Khuyến công An Giang quản bá thương hiệu nên ai cũng biết đến.

Sở Công thương An Giang cũng cho biết, vài năm gần đây, đường đặc sản thốt nốt Bảy Núi đã vươn ra nhiều nước, xuất khẩu… bằng con đường ký gửi và thông qua Việt kiều về thăm quê.

Theo Zing

Các tin cũ hơn