Vì sao Samsung khư khư ôm núi tiền mặt?

Chủ nhật, 24/08/2014, 08:50
Samsung đang được biết đến là một trong những công ty nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ lên tới 60 tỷ USD.

Vào thứ 4 vừa qua Samsung chính thức cho ra mắt Galay tab 4 Nook, dòng sản phẩm chiến lược nhằm cạnh tranh với hai đối thủ là Apple và Amazon.com. Đây là một dòng máy tính bảng có màn hình 7 inchs sử dụng phần mềm đọc sách điện tử Barnes & Noble.

Sự ra mắt này là mới mẻ và đáng hoan nghênh, nhưng có vẻ như nó đang đi chệch hướng so với mục tiêu phát triển kinh doanh của hãng thời điểm hiện tại là cạnh tranh và giành lại ngôi vương tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất là Ấn Độ.

Kể từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Samsung đã giảm 10% rong khi đa số các đối thủ đều nhận được tín hiệu khả quan từ phía nhà đầu tư kéo theo đó giá cổ phiếu của họ đều có dấu hiệu tăng mạnh. Đáng kể nhất là Apple, cổ phiếu hãng này đã tăng tới 27% , tiếp theo là Lenovo tăng 26%. Chỉ riêng cổ phiếu của Amazon là giảm 15%.

Như thông tin đã đưa trước đó, Samsung đang mất dần vị thế tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc bởi hãng điện thoại non trẻ Xiaomi. Trong khi đó, tại Ấn Độ hãng lại phải đối mặt với một nhà sản xuất nội địa khác là Micromax.

Ngoài ra, tại Trung Quốc Samsung không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía những nhà sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android giá rẻ như Xiaomi, Lenovo, Huawei mà hãng này còn phải đối mặt với việc nhiều nhà khai thác di động thuộc sở hữu của nhà nước bị cắt giảm các khoản trợ cấp.

Theo đó vào tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố yêu cầu 3 công ty lớn thuộc sở hữu của nhà nước cắt giảm chi phí. Trong đó China Mobile đã tuyên bố cắt giảm 2 tỷ USD, tương đương 38% tổng lượng tiền trợ cấp cho những chiếc điện thoại thông minh đắt tiền.

Động thái này khiến người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải từ bỏ Samsung và chuyển sang dùng những dòng điện thoại giá rẻ khác được sản xuất trong nước.

Mối lo của Samsung bắt đầu từ khi nhiều thương hiệu Trung Quốc tham gia sản xuất điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android. Trong khi đó, đối thủ Apple lại vẫn tự tin ra mắt sản phẩm với hệ điều hành iOS của chính mình. Đây là một lợi thế mà chỉ Apple mới có được.

Trước những khó khăn như vậy, ban lãnh đạo Samsung buộc phải đưa ra các biện pháp đối phó, và đầu tiên là thay đổi cách quản lý tiền mặt. Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp trở ngại khi chính phủ Hàn Quốc đưa ra dự thảo luật đánh thuế 10% đối với lượng tiền mặt thặng dư, vốn nên được chuyển thành lương, khoản đầu tư hoặc trả cổ tức cho cổ đông thay vì được cất trong ngân hàng tại các tập đoàn lớn ở nước này.

Trong khi đó, Samsung đang được biết đến là một trong những công ty nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ lên tới 60 tỷ USD. Như vậy, một khi dự thảo luật kể trên được thông qua, hãng này sẽ là công ty phải “chịu trận” đầu tiên.

Vấn đề đặt ra là, tại sao Samsung lại nắm giữ khối tiền mặt nhiều đến vậy?

Theo các chuyên gia, trước sức ép cạnh tranh quá lớn, Samsung muốn có lượng tiền mặt ổn định để sẵn sàng cho những chiến lược đáp trả trước những đe doạ của các công ty đối thủ như Xiaomi.

Ngoài ra, tháng trước các nhà đầu tư đã vô cùng thất vọng khi Samsung tuyên bố sẽ không tăng phần lợi nhuận trên mỗi cổ tức. Theo chuyên viên nghiên cứu chứng khoán đến từ công ty KDB Daewoo là Will Cho, Wonjae Park và Jonathan Hwang: "Theo chúng tôi, điều này chứng tỏ rằng Samsung đangnhắm đến một bộ phận kinh doanh đòi hỏi số lượng lớn vốn đổ vào để đảm bảo sự tăng trưởng trong tương lai. Chúng tôi tin rằng công ty sẽ định hướng lại sự tăng trưởng, tránh tập trung vào phát triển thiết bị mà nên tập trung vào linh kiện như chip xử lý hoặc màn hình hiển thị”.

Theo Infonet

Các tin cũ hơn