Những gia tộc kinh doanh khét tiếng ở Việt Nam

Chủ nhật, 12/10/2014, 21:41
Những năm qua, nhiều thương hiệu Việt nổi lên cùng với sự phát triển của những gia đình kinh doanh. Họ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Gia đình doanh nhân Đỗ Thế Sử

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Năm nay, cụ Sử đã ngoài 90 tuổi, nhưng vẫn trực tiếp điều hành một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm may mặc trên 300 lao động.

Con cái của cụ đều là những người thành đạt, nhiều người theo nghiệp cha. Trong đó nổi bật nhất là ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Chủ tịch HĐQT TPBank.

Gia đình doanh nhân Trần Thị Hường

Sinh năm 1936, doanh nhân Trần Thị Hường (Tư Hường) là một hiện tượng về khả năng làm việc phi thường. Với tuổi đời xấp xỉ 80, bà Tư Hường là doanh nhân thế hệ đầu hiện vẫn đang trực tiếp điều hành doanh nghiệp có quy mô hàng nghìn tỷ đồng.

Cách đây vài năm, nữ đại gia này còn khiến cái tên Hoàn Cầu nổi đình đám hơn với việc lần đầu tiên đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ về Việt Nam và mời được Lady Gaga đến biểu diễn. Cùng với sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ là sự ra đời của khu resort Diamond Bay nổi tiếng ở Nha Trang.

Gia đình cụ bà Lương Thị Điểm

Cụ bà Lương Thị Điểm là người đã tạo dựng nên thương hiệu vàng Bảo Tín. Cụ Điểm gắn bó với từng bước phát triển của thương hiệu này dù đã bước vào tuổi 80. Năm người con của bà giờ đều thành đạt với một loạt doanh nghiệp vàng Bảo Tín gắn với tên riêng của mỗi người, như Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Hồng Quân, Bảo Tín Mạnh Hải, Bảo Tín Thanh Vân, Bảo Tín Hoàng Long.

Ông Lý Ngọc Minh

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Là đời thứ ba của gia đình họ Lý chuyên nghề gốm sứ. Năm 1970, Công ty Minh Long ra đời là tên ghép giữa hai người Lý Ngọc Minh và Dương Văn Long. Sau khi thành lập, từ năm 1970, Minh Long đã xuất khẩu hàng ra các nước.

Đến năm 1980, Công ty Minh Long tách ra làm hai: một là Công ty Minh Long 1 chuyên sản xuất về gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ (bình bông, lọ hoa, bộ ấm trà…) và Công ty Minh Long 2 sản xuất sứ kỹ thuật (sứ cách điện). Sứ cao cấp của Minh Long 1 hiện chiếm khoảng 90% thị trường trong nước. Con trai Lý Huy Sáng, thế hệ thứ tư trong gia đình đang bắt đầu tham gia nghiệp kinh doanh.

Công ty Biti’s của vợ chồng Vưu Khải Thành

Thành lập năm 1982 với số vốn 200 triệu đồng, với 15 nhân công và những chiếc máy rỉ sét năng suất thấp để sản xuất các loại dép cao su xuất khẩu, thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu. Đến nay, Biti's là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành da giày Việt Nam.

Ông Đặng Văn Thành

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Khởi nghiệp từ cuối thập niên 1980 với cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc... Năm 1989 - 1990, ông là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công. Giai đoạn 1995 - 2012, ông là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai người con lớn của ông là Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đều theo cha mẹ kinh doanh.

Ông Lê Văn Kiểm và vợ Trần Cẩm Nhung

Ông bà thuộc nhóm doanh nhân đầu tiên của Việt Nam. Sau khủng hoảng 1997, vợ chồng ông ghi dấu ấn mới bằng sự thành công của Sân golf Long Thành. Hai người con của ông bà đều tham gia điều hành trong công ty.

Hai anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Hai ông giữ hai chức vụ cao nhất, nhì và duy trì liên tục hơn hai thập kỷ qua tại Kinh Đô. Anh cả là Trần Kim Thành giữ cương vị Chủ tịch HĐQT công ty. Ông Trần Lệ Nguyên với chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (CEO). Em trai Trần Quốc Nguyên cùng vợ ông Thành - bà Vương Bửu Linh và vợ của ông Trần Lệ Nguyên - bà Vương Ngọc Xiềm đều là các thành viên HĐQT.

Bà Trương Thị Thanh Thanh và em trai Trương Gia Bình

Ông Trương Gia Bình và bà Thanh là những người sáng lập Tập đoàn FPT năm 1998. Sau này, bà Thanh là Giám đốc FPT TP.HCM. Ông Bình hiện là Chủ tịch Tập đoàn, mệnh danh là “người quyền lực nhất FPT”, còn bà Thanh Thanh hiện là Phó Chủ tịch FPT.

Bà Nguyễn Thị Nga

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Chủ tịch ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank – thành lập năm 1994) là một trong những nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam với số cổ phần lớn trong ngân hàng – bất động sản – khu du lịch nghỉ dưỡng – bán lẻ.

Tập đoàn BRG do bà Nguyễn Thị Nga đứng đầu, chồng bà nắm vị trí điều hành. Con gái bà Nga là Lê Thu Thủy đang giữ vị trí Phó tổng giám đốc của SeaBank. Con trai bà là thành viên HĐQT.

Gia đình bà Nguyễn Thị Điền

Bà Điền là Tổng giám đốc May An Phước, thành lập vào năm 1992. Công ty có 9 nhà máy, hơn 5.000 lao động. Con trai bà cũng tham gia điều hành Công ty.

Gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Gia-Tộc, Kinh-Doanh, Gia-đình,Truyền-Thống, Đỗ-Thế-Sử, Đỗ-Minh-Phú, Nguyễn-Thị-Nga, Trương-Gia-Bình, Vưu-Khải-Thành, Trần-Lệ-Nguyên, Lý-Ngọc-Minh, Đặng-Văn-Thành, Doanh-Nhân-Việt-Nam, Phạm-Nhật-Vượng

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam có tên nhiều người trong gia đình ông. Ông thành lập Vingroup vào năm 1993. Vợ ông là bà Phạm Thu Hương cùng em là Phạm Thu Hằng đều là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Gắn liền với gia đình họ Phạm này là những thương hiệu lớn trong ngành kinh doanh bất động sản như Vincom, Vinpearl, Vinhomes, hay y tế, giáo dục như Vinmec, Vinschool…

Gia đình ông Nguyễn Đăng Quang

Chủ tịch Tập đoàn Masan. Theo thông tin, vợ ông Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến là một nhân vật nắm khá nhiều cổ phiếu MSN. Tính đến hết ngày 31/12/2013, bà Hoàng Yến nắm giữ 21.779.528 đơn vị cổ phiếu. Mẹ của ông Quang là bà Nguyễn Quý Định, nắm giữ 1.327.264 đơn vị cổ phiếu...

Theo Đầu tư

Các tin cũ hơn