Từ ngày 11-13/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục hạ giá nhân dân tệ (NDT) so với USD, với lý do thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường.
Bloomberg cho hay, 27 tỷ phú Trung Quốc nằm trong nhóm 400 người giàu nhất thế giới mất tổng cộng 12 tỷ USD từ 10 – 12/8 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ qua.
Động thái phá giá nội tệ đã làm tê liệt thị trường chứng khoán - cỗ máy sản sinh tài sản lớn của Trung Quốc, khiến các tỷ phú của nước này điêu đứng.
Trong số những tỷ phú Trung Quốc thiệt hại nhiều nhất có Lin Yongxin, Chủ tịch Tập đoàn Sheng Xing Group chuyên sản xuất container kim loại. Lin trở thành tỷ phú vào tháng 5/2015 sau khi giá cổ phiếu của công ty tăng hơn 1.300% chỉ trong vòng một tháng kể từ khi trở thành doanh nghiệp đại chúng.
Từ chỗ là chủ nhân của khối tài sản ròng 1,4 tỷ USD vào thời điểm ngày 27/5, Lin Yongxin giờ chỉ còn là một triệu phú, với khối tài sản ròng 597 triệu USD.
Tỷ phú Jack Ma – ông chủ của Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới Alibaba - cũng lao đao qua những phiên giao dịch đen tối gần đây. |
Một “nạn nhân” khác là Zhou Qunfei - “bóng hồng” giàu nhất Trung Quốc, sau khi công ty Lens Technology phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hôm 18/3. Tài sản của bà Zhou đã tăng lên mức 13,9 tỷ USD khi cổ phiếu của Lens tăng 525%. Dù vẫn giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc, nhưng giá trị tài sản ròng của nữ tỷ phú này hiện đã giảm gần một nửa, còn 7,7 tỷ USD.
Tỷ phú Jack Ma – ông chủ của Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới Alibaba - cũng lao đao qua những phiên giao dịch đen tối gần đây. Chỉ riêng trong ngày 12/8, tài sản của Jack Ma đã “bốc hơi” 752 triệu USD sau khi cổ phiếu Alibaba chạm mức thấp kỷ lục.
Theo thống kê của Bloomberg, trong nửa đầu năm 2015, Trung Quốc có thêm 50 tỷ phú mới. Tài sản của các tỷ phú này hầu hết đều nằm trong cổ phần của họ ở các doanh nghiệp niêm yết. Tính đến 12/6, tổng tài sản của nhóm tỷ phú mới này là hơn 80 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong vòng hai tháng qua, nhóm này đã thiệt hại khoảng 20 tỷ USD, và đối với 19 người trong số họ, danh hiệu tỷ phú chỉ còn là “quá khứ”.
2015 là một năm đầy biến động đối với giới tỷ phú Trung Quốc. Cách đây một tháng, nhóm siêu giàu này mất gần 100 tỷ USD vì thị trường chứng khoán trong nước trượt dốc không phanh. Hiện tại, những biến động bất thường trên thị trường tiền tệ đe dọa sẽ tiếp tục cuốn đi hàng chục tỷ USD tài sản.
Động thái phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc đã nên một cú sốc lớn trên thị trường toàn cầu. Trong ba ngày liên tiếp, đồng Nhân dân tệ đã bị đánh tụt giá trị gần 5%, làm dấy lên những lo ngại rằng tỷ giá đồng tiền này sắp tới sẽ rơi tự do.
Đợt phá giá Nhân dân tệ bắt đầu bằng cú giảm 1,9% vào hôm thứ Ba tuần này. Cùng với đó, PBoC tuyên bố tỷ giá tham chiếu hàng ngày sẽ được thiết lập dựa trên mức tỷ giá đóng cửa trên thị trường vào ngày hôm trước, đồng nghĩa với cho phép đồng Nhân dân tệ được giao dịch tự do. Cho tới hôm nay, PBoC vẫn đang thực hiện theo lời hứa này.
“Chế độ tỷ giá cứng nhắc không còn phù hợp với Trung Quốc”, Phó thống đốc Yi Gang phát biểu tại cuộc họp báo.
Tuy vậy, quyết định phá giá đồng tiền của Trung Quốc được cho là xuất phát từ tình trạng đi xuống của lĩnh vực xuất khẩu. Theo thống kê, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 8,3%, mạnh nhất trong 4 tháng.
Theo đánh giá của ông Mitul Kotecha, trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng Barclays, cuộc họp báo sáng nay và động thái can thiệp thị trường ngày hôm qua là những tín hiệu cho thấy Bắc Kinh không muốn việc phá giá Nhân dân tệ vượt tầm kiểm soát.
“Họ không muốn Nhân dân tệ rơi vào một vòng xoáy giảm giá, nhưng cũng lại muốn giữ lời hứa của mình”, ông Kotecha nói với hãng tin CNBC - liên hệ đến việc tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ liên tục giảm trong 3 ngày trở lại đây.
Theo Đời sống & Pháp luật