Chính phủ vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xây dựng lộ trình bán hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn, nơi Nhà nước đang nắm giữ phần vốn tương đương khoảng 3 tỷ USD. Đây cũng là những doanh nghiệp có cổ phiếu được nhà đầu tư, trong đó có khối ngoại, chờ đón trên sàn chứng khoán.
1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Mã CK: BMI)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 50,7%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 383 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 880 tỷ đồng
- Lợi nhuận 2014: 120 tỷ đồng
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, tiền thân là Công ty Bảo hiểm TP HCM được thành lập năm 1994 dưới quyền quản lý của Bộ Tài chính. Đến năm 2004, công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty cổ phần, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm và đầu tư.
Trước khi lên sàn chứng khoán năm 2008, vốn điều lệ của Bảo Minh là 755 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước nắm 50,7%, tương ứng gần 383 tỷ đồng theo mệnh giá. Đến nay, tuy có ý định nâng vốn lên 1.100 tỷ đồng, song Bảo Minh vẫn chưa tiến hành xong và cổ đông Nhà nước – đại diện là SCIC vẫn giữ nguyên phần vốn trên cho đến nay. Tính theo thị giá cổ phiếu ngày 16/10, số cổ phần này có giá 880 tỷ đồng.
Bảo Minh có thị phần lớn thứ 3 trong ngành bảo hiểm Việt Nam. |
Ngoài cổ đông Nhà nước, cán bộ nhân viên và cổ đông trong nước, khối ngoại đang nắm hơn 42% cổ phần của Bảo Minh, trong đó hai nhà đầu tư nước ngoài là Tập đoàn Tài chính bảo hiểm AXA (Pháp) và Firstland đã nắm gần 22,3% vốn.
Năm 2014, công ty đạt lợi nhuận sau thuế 120 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước và hoàn thành vượt kế hoạch 6%. Hiện công ty đang đứng thứ 3 về thị phần bảo hiểm Việt Nam với 9,5% tính đến cuối năm 2014. 6 tháng đầu năm, công ty lãi 83,4 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
2. Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (Mã CK: VNR)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 40,36%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 529 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 1.270 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 335 tỷ đồng
Công ty Tái bảo hiểm quốc gia được thành lập năm 1994. Ngay từ đầu, cơ cấu cổ đông của Vinare đã không cô đặc như một số tổng công ty khác mà khá da dạng, với 56,5% vốn do Nhà nước nắm giữ, còn lại là 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO… nắm 40,5% và các thể nhân khác. Sau 10 năm, vốn điều lệ công ty đã tăng từ 343 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 4 lần, phần vốn do Nhà nước nắm giữ cũng tăng từ 193,8 tỷ đồng lên 529 tỷ đồng, tuy vậy tỷ lệ sở hữu giảm xuống 40,36%.
Các tổ chức tài chính trong nước cũng thoái bớt vốn tại Vinare và nhường cho các cổ đông nước ngoài, hiện nắm 34,68% vốn, trong đó Swiss Re nắm 25% và Franklin Templeton 5,3%. Tại thời điểm này Vinare vẫn còn thừa room cho khối ngoại.
Giai đoạn 2010 – 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng trưởng bình quân 15%, tổng tài sản tăng 14%.
3. Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã: HGM)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 46,6%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 29,3 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 58,7 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 86,5 tỷ đồng
Tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí Hà Giang, Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang chuyển đổi sáng mô hình cổ phần năm 2006 hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp Antimon kim loại, tinh quặng chì, tinh quặng kẽm. Ban đầu, công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sang năm 2009 nâng lên 60 tỷ đồng, trong đó SCIC nắm 49%. Đến nay, vốn điều lệ của HGM tăng lên 126 tỷ đồng với tỷ lệ nắm giữ của SCIC giảm xuống 46,6%. Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, khoản góp vốn của Nhà nước vào đơn vị này vẫn tăng gấp đôi so với cách đây hơn 5 năm, lên 58,7 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của HGM chủ yếu là cổ đông tổ chức và cá nhân trong nước cổ đông nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng hơn 1%. Thị giá của HGM kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua khoảng 40.100 đồng, tuy nhiên thanh khoản cổ phiếu này thấp, bình quân chỉ 100 cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên tuần qua.
Năm 2014, công ty lãi hơn 86,5 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận công ty giảm hơn một nửa, còn lãi 11,6 tỷ đồng
4. Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 37,1%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 57 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 230 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 364 tỷ đồng
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được hình thành năm 1958 và chuyển đổi sang mô hình cổ phần năm 2004. Hai năm sau, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tại thời điêm trước khi lên sàn, công ty có vốn điều lệ 144,5 tỷ đồng, trong đó SCIC nắm 37,1% tương ứng 53,6 tỷ đồng. Đến nay, Nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ nắm giữ lại NTP song do vốn điều lệ tăng lên 619,7 tỷ đồng, giá trị phần vốn góp cũng tăng lên 230 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cách đây gần 10 năm.
Đáng chú ý, trong danh sách cổ đông của công ty còn có nhà đầu tư ngoại từ Thái Lan nắm gần 24%, trong tổng số 36% cổ phần thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư Thái Lan đang là cổ đông nước ngoài lớn nhất lại NTP. |
Năm 2014, công ty đạt gần 3.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với một năm trước, lợi nhuận trước thuế giảm 3% còn 364 tỷ đồng do chi phí đầu vào tăng lên. 6 tháng đầu năm, công ty lãi 175,5 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước Trên sàn giao dịch chứng khoán, cổ phiếu NTP có giá 53.100 đồng, đưa giá trị phần vốn SCIC theo giá thị trường lên 1.220 tỷ đồng, gấp 5,3 lần số tiền Nhà nước đã đầu tư.
5. Công ty Hạ tầng và bất động sản Việt Nam
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 47,6%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): Không có số liệu
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 195 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: Không có số liệu
Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam - VIID được thành lập vào ngày 26/5/2008 bởi SCIC và Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, những doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư cở sở hạ tầng , quản lý nguồn vốn và đầu tư tài chính. Vốn điều lệ hiện nay của VIID là 410 tỷ đồng.
Với tỷ lệ sở hữu 47,6%, hiện SCIC đang đại diện cho 195 tỷ đồng vốn Nhà nước. Theo ông Lại Văn Đạo – Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, vì chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, trong quá trình thoái vốn, SCIC sẽ áp dụng cơ chế bán đấu giá cho cổ phiếu VIID và một phương án thường được sử dụng là bán theo lô cho nhà đầu tư.
6. Công ty Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 29,6%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 42,2 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 1.611 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 369 tỷ đồng
Được thành lập từ năm 1977, Nhựa Bình Minh ban đầu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ. Qua nhiều hình thức sở hữu và giai đoạn phát triển BMP đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. 11 triệu cổ phiếu BMP chính thức niêm yết ngày 11/7/2006.
Tại thời điểm lên sàn, vốn điều lệ của BMP đạt 107 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 39,47% tương đương 42,2 tỷ đồng, cổ đông nước ngoài chiếm 36,47% tức khoảng 39 tỷ đồng.
Năm 2006, doanh thu Nhựa Bình Minh đạt 503 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 98 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, tổng tài sản tăng lên 1.928 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.718 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng gấp 5 lần so với năm 2006, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế đạt 369 tỷ đồng. Cập nhật đến tháng 6/2015, doanh thu của BMP đã đạt 1.321 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 255 tỷ đồng.
Tính đến ngày 16/10, tổng vốn hóa của BMP đạt 5.548 tỷ đồng, thanh khoản đạt 150.000 cổ phiếu trong 1 tuần gần đây. Trong đó, Nhà nước đang nắm giữ 29,6% tương ứng khoảng 1.611 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài nắm khoảng 49% tương ứng 2.718 tỷ đồng.
7. Công ty sữa Việt Nam (Mã CK: VNM)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 45,1%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 795 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 57.532 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 6.068 tỷ đồng
Vinamilk lên sàn chứng khoán từ ngày 19/1/2006 với vốn điều lệ khoảng 1.590 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 50,01% tương ứng 795 tỷ đồng, cổ đông nước ngoài chiếm 28,76% tức 457 tỷ đồng.
Phần vốn Nhà nước tại Vinamilk có giá thị trường 2,4 tỷ USD, lớn nhất trong danh mục. |
Trải qua gần 9 năm niêm yết, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp lớn bậc nhất trên thị trường chứng khoán. Tính đến ngày 16/10, tổng vốn hóa của công ty đạt 127.214 tỷ đồng.
Hiện nay Nhà nước nắm giữ khoảng 45,1% vốn tại Vinamilk, tương đương 57.532 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 49% tương ứng 62.344 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2014 của VNM đạt 35.703 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6.068 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu VNM là10.692 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.185 tỷ đồng.
8. Công ty Cổ phần FPT (Mã CK: FPT)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 50,7%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 44,3 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 1.117 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 2.456 tỷ đồng
Hơn 60 triệu cổ phiếu FPT của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT, nay là Tập đoàn FPT chính thức lên sàn ngày 13/12/2006 với mệnh giá 10.000 đồng. Tại thời điểm lên sàn, vốn điều lệ của FPT chỉ 608 tỷ đồng, trong đó Nhà nước năm 7,3% tương đương 44,3 tỷ đồng, cổ đông sở nước ngoài sở hữu 12,21% tương ứng 74 tỷ đồng.
Đến nay FPT đã trở thành một tập đoàn đa ngành nghề, tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Tính đến 16/10, vốn hóa của FPT đạt trên 18.560 tỷ đồng. Hiện vốn sở hữu của Nhà nước là 1.117 tỷ đồng tương ứng với 6%. Cổ đông nước ngoài sở hữu 48,99% tương ứng hơn 9.000 tỷ đồng.
Năm 2014, doanh thu toàn tập đoàn ước tính đạt 35.114 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.456 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, FPT đạt doanh thu doanh thu hợp nhất 19.328 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 10%.
9. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã CK: SGC)
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 45,1%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 20,8 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 182 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 18,5 tỷ đồng
Xuất nhập khẩu Sa Giang được niêm yết từ ngày 5/9/2006, vốn điều lệ 40,8 tỷ đồng. Khi đó, Nhà nước năm 51% cổ phần, tương ứng 20,8 tỷ đồng. Đến nay SGC có vốn hóa 328 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 45,1% tương ứng 182 tỷ đồng, cổ đông nước ngoài chỉ sở hữu 1,17%. Cổ phiếu này hầu như không có thanh khoản
Năm 2014, SGC có doanh thu 210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 18,5 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu đạt gần 110 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8,7 tỷ đồng.
10. Công ty viễn thông FPT (FPT Telecom)
FPT vừa qua đã có đợt chào mua cổ phiếu FPT Telecom từ các cổ đông ngoài SCIC. |
- Tỷ lệ Nhà nước nắm giữ: 50,17%
- Giá trị sổ sách (phần vốn Nhà nước): 625 tỷ đồng
- Giá trị thực tế (phần vốn Nhà nước): 3.251 tỷ đồng
- Lợi nhuận doanh nghiệp 2014: 762 tỷ đồng
Được thành lập ngày 31/1/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 18 năm hoạt động, FPT Telecom trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu với trên 5000 nhân viên, 60 chi nhánh trong và ngoài nước.
Năm 2014, công ty hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 997 tỷ đồng lên 1.246 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông khá cô đặc với SCIC nắm 50,17% và FPT sở hữu 42,5%, còn lại là các cổ đông khác. Năm ngoái, FPT từng chào mua cổ phần FPT Telecom từ các cổ đông tổ chức, cá nhân ngoài SCIC với giá 52.000 đồng một cổ phiếu.
Với thị giá cổ phiếu hiện nay, phần vốn Nhà nước tại công ty trị giá 3.251 tỷ đồng, gấp 5,2 lần giá sổ sách. Năm 2014, doanh thu của công ty đạt 4.825 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 762 tỷ đồng
Theo VNE