Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoan 2011 – 2020, định hướng phát triển đến 2030. Theo TS Trần Du Lịch, ông sẽ chưa biết làm gì nếu cầm trên tay chiến lược này.
Công nhân VN đang tiến hành gia công, lắp ráp sản phẩm gỗ xuất khẩu. Đây là công đoạn tạo ra ít lợi nhuận nhất. |
Định hướng chiến lược xuất khẩu
“Lâu nay nói tăng xuất khẩu, nhưng xuất khẩu càng tăng thì nhập siêu càng lớn, bởi vì sao? Việc xác định quan điểm xuất khẩu rất quan trọng, không phải xuất khẩu mọi thứ, mà chỉ xuất khẩu cái gì mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng là bao nhiêu?”
Trên thực tế, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tham gia ở nhưng công đoạn tạo ra ít lợi nhuận nhất, các công đoạn khác đã có các doanh nghiệp nước ngoài làm. Hoặc doanh nghiệp trong khu công nghệ cao, một năm xuất khẩu 1 tỉ đô la, nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu đã chiếm mất 900 triệu,…Vấn đề đặt ra là trong chiến lược xuất khẩu của TPHCM, cần đề ra chiến lược chọn công đoạn nào và phải làm gì thì chưa thấy rõ?
Từ những vấn đề trên, TS Trần Du Lịch đã đưa ra những kiến nghị định hướng cho xuất khẩu TPHCM trong năm 2012 như sau:
TS. Trần Du Lịc |
Thứ nhất, TPHCM cần làm rõ quan điểm xuất khẩu dịch vụ. Nên đặt vấn đề xuất khẩu của thành phố không được tách rời TPHCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, thành phố làm đúng vai trò của mình, ví dụ: sản xuất hàng ở tỉnh nào không quan trọng, miễn là công ty đó nó nằm ở TPHCM và làm thương mại, dịch vụ như ngành may, tương lai sẽ không có ai ngồi đạp máy may ở đây nữa. nhưng mà công nghiệp thời trang phải là số 1 của Việt Nam.
Thứ 2, thay đổi quan điểm vai trò nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp. Tôi tham khảo chiến lược của Chính phủ cho thấy chúng ta sẽ xuất khẩu sang thị trường Châu Á bao nhiêu, châu Mỹ bao nhiêu…dự báo thì tốt thôi. Doanh nghiệp người ta làm cái gì, bán ở đâu, công nghệ cao, công nghệ thấp không quan trọng, công nghệ nào làm lợi nhuận tốt nhất cho kinh tế nước nhà thì chọn. bên cạnh đó, ông cũng khuyến nghị TP cũng nên nghiên cứu thêm mô hình OTOP (One Town, one Product) trong chiến lược phát triển của TP.
Định hướng thị trường
Cũng trong buổi hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An - Trưởng đại diện văn phòng Cục xúc tiến thương mại tại TPHCM cũng có trình bày một số thị trường định hướng cũng như các sản phẩm chủ lực sẽ xuất sang từng thị trường trong năm 2012 của TPHCM như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Misa.