Thị trường nước tăng lực: Doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt

Thứ bảy, 26/11/2016, 10:18
Giữa cơn bão cạnh tranh trong ngành nước giải khát, nước tăng lực trở thành mục tiêu của nhiều ông lớn. Rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp là quan niệm bó hẹp của người dùng.

Thị trường Việt Nam có 3 chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là nước khoáng có ga và không ga; nước tinh khiết; nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại. Theo đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát cho biết nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại chiếm tỷ trọng 85% trong sản lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát hàng năm; nước khoáng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15%.

Dựa trên thống kê của VietinBankSc, các mặt hàng trà đóng chai đang dẫn đầu với 41,1% lượng tiêu thụ, nước có ga 22,5%, nước tăng lực 16,9% và nước hoa quả 9,1%. Chiếm gần 17% thị trường, nước tăng lực là một mảnh đất màu mỡ để các nhà sản xuất đẩy mạnh trong bối cảnh các mặt hàng khác đang rơi vào trạng thái bão hòa.

Bắt đầu rộ lên từ năm 2000 với một vài cái tên, nước tăng lực được định hình là loại nước giúp cung cấp nguồn năng lượng, xóa tan cơn mệt mỏi, và đem lại cảm giác sảng khoái. Sau hơn 15 năm, Việt Nam bây giờ có khoảng trên dưới 20 thương hiệu nước tăng lực, từ ngoại đến nội.

Sự phát triển của ngành nước tăng lực được dự báo sẽ tiếp diễn nhanh. Euromonitor đánh giá thị trường nước tăng lực giai đoạn 2014-2017 có tốc độ tăng trưởng tới 11% so với 7% mà BMI đưa ra dành cho nước có gas.

Tuy nhiên, để đi đến kết quả khả quan như dự báo, doanh nghiệp cần đẩy mạnh không chỉ chiến lược phân phối, marketing, mà quan trọng là phải thay đổi thị hiếu người dùng, làm sao để họ cởi mở hơn đối với sản phẩm.

Nước tăng lực vốn bị đóng khung là một loại nước màu vàng, ngọt đậm, có tác dụng mạnh, chủ yếu hướng đến nam giới. Khái niệm “nước tăng lực” truyền thống được người dùng xem như “thức uống chức năng” thay vì nước giải khát, nghĩa là chỉ uống khi mệt mỏi, cần tỉnh táo, chứ không phải uống do sở thích. Điều này vô tình khiến sản phẩm này khó mở rộng tập người dùng, không thể phổ biến như nước ngọt có ga hay trà đóng chai.

Do vậy, càng về sau, doanh nghiệp càng chủ động đa dạng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách khiến người dùng thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với nước tăng lực, để thức uống này trở thành lựa chọn phổ biến hơn.

Sting dâu của PepsiCo là một trong số ít thương hiệu thành công nhờ thay đổi được quan điểm về nước tăng lực của người dùng.

Tuy nhiên, quan điểm tiêu dùng không dễ để thay đổi. Xét trên thị trường Việt Nam hiện tại, thương hiệu tương đối thành công trong việc định hướng lại thị hiếu tiêu dùng là Sting dâu đỏ - một sản phẩm của Tập đoàn PepsiCo.

Được bộ phận Nghiên cứu và Phát triển R&D của PepsiCo toàn cầu dày công nghiên cứu và tạo ra công thức chất lượng với hương vị thơm ngon, màu sắc độc đáo, Sting đã chinh phục giới trẻ Việt từ khi xuất hiện vào năm 2003. Sting trở thành thức uống giải khát quen thuộc, thay vì một loại nước tăng lực thuần túy. Điều này được lý giải từ chiến lược phát triển sản phẩm: không đi theo công thức truyền thống là màu vàng - vị ngọt đậm, mà thay vào đó là màu đỏ, vị dâu ngọt vừa, dễ uống, phù hợp cho cả nam và nữ.

Kết quả, Nielsen cho biết Sting nằm trong top đầu thị trường nước uống tăng lực Việt Nam, hiện diện tại 1.052 siêu thị và đại siêu thị, 690 cửa hàng tiện lợi trên cả nước. Ngoài ra, Sting còn được yêu thích ở nhiều thị trường quốc tế khác như Philippines, Myanmar, Malaysia, Pakistan…

Sting là thương hiệu nước tăng lực của Tập đoàn PepsiCo. Sản phẩm cung cấp các chất bổ sung năng lượng cho cơ thể như taurine, inositol, vitamin B và caffeine, đồng thời mang đến cảm giác sảng khoái và bứt phá. Thành phần nguyên liệu của Sting được chứng nhận an toàn bởi FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ từ năm 1971. Tại Việt Nam, 100% mẫu sản phẩm, gồm cả thành phần, nguyên vật liệu, bao bì, màu thực phẩm được Bộ Y tế chứng nhận an toàn, đúng quy định của pháp luật.

Theo Zing

Các tin cũ hơn