Theo báo cáo của Sở NNPTNT Quảng Nam, việc ngư dân Trần Văn Liên có ký hợp đồng với Công ty TNHH Bảo Duy và Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á về việc cung cấp máy đẩy (chính hiệu Mitsubishi) công suất 940CV. Từ ngày 25 - 28.3.2016, chuyên gia kỹ thuật của hai công ty này đã tổ chức chạy thử máy và thống nhất ký biên bản kết luận: máy chính hoạt động bình thường.
Đến ngày 29.3.2016, Công ty Bảo Duy đã thuê thuyền trưởng cùng ông Liên tổ chức chạy đường dài (không có kỹ thuật của Công ty Liên Á) thì phát sinh sự cố hỏng máy chính. Do các bên Bảo Duy và Liên Á đều không thống nhất trách nhiệm thay máy chính nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng với Chi nhánh Ngân hàng BIDV Quảng Nam và thu nhập của gia đình cùng với các bạn đi biển.
Ngư dân Trần Văn Liên bên hồ sơ vụ kiện hai doanh nghiệp đóng tàu, bán máy ra TAND TP Tam Kỳ. |
Trước việc này, ngày 9.12.2016, ngư dân Trần Văn Liên đã khởi kiện hai Công ty Bảo Duy và Liên Á ra TAND TP.Tam Kỳ (Quảng Nam).
“Từ khi thụ lý hồ sơ, TAND TP.Tam Kỳ đã tích cực trong thu nhập hồ sơ, chứng cứ và mở 2 phiên xét xử nhưng đều không thành. Do sự cố và vụ việc tranh chấp kéo dài, dẫn đến khó khăn trong thực hiện trả nợ vay theo hợp đồng với Ngân hàng BIDV và thu nhập của gia đình ngư dân Liên cùng các bạn đi chung tàu. Trước việc này, UBND tỉnh đề nghị TAND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hỗ trợ TAND TP.Tam Kỳ trong thu thập, bổ sung các chứng cứ để tiếp tục đưa vụ án ra xét xử, kết luận giải quyết vụ việc để các cơ quan, đơn vị chấp hành giúp ngư dân Liên sớm đưa tàu vào sản xuất, ổn định cuộc sống…” - ông Trần Đình Tùng nhấn mạnh.
Tàu hỏng máy nằm bờ 2 năm khiến gia đình ông Liên lâm vào cảnh nợ nần hơn 1 tỷ đồng. |
Mới đây, Sở NNPTNT Quảng Nam đã kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước khoanh khoản nợ vay đối với trường hợp ngư dân Trần Văn Liên đã vay tại Ngân hàng BIDV Quảng Nam để đóng mới tàu cá vỏ thép.
Đại diện TAND TP.Tam Kỳ cho biết, hiện đã có lịch đưa vụ kiện của ngư dân Trần Văn Liên ra xét xử vào ngày 30.8.