Lý giải nguyên nhân bùng phát 'cuộc chiến' thương mại Mỹ-Trung

Thứ ba, 26/06/2018, 11:30
Sự biến đổi mau lẹ của cục diện thế giới, phương thức quản lý khác biệt, và sự khác nhau về văn hóa-xã hội được cho là những nguyên nhân sâu xa khiến va chạm thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ biến thành cuộc chiến thực thụ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày hàng hiện hình khi mà hai bên liên đáp có những đòn đáp trả mãnh mẽ nhằm vào nhau.

Hiện tại, Mỹ-Trung là hai thực thể kinh tế mạnh nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu. Cả hai quốc gia này đều đang ở vào thời kỳ lịch sử khi mà cục diện quốc tế có những biến đổi cực kỳ to lớn.

Trước mắt, Mỹ vẫn là thực thể kinh tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, theo nhiều dự báo trong khoảng thời gian 10 năm thậm chí là 5 năm tới, Trung Quốc có thể sẽ là thực thể kinh tế mới có quy mô tương đương với Mỹ.

Điều này đồng nghĩa với sự thay đổi mạnh mẽ về năng lực tạo ra của cải, năng lực sáng tạo thị trường, năng lực sáng tạo khoa học công nghệ trên phạm vi toàn cầu.

Chính sự thay đổi này có liên quan trực tiếp tới hai nước Mỹ-Trung, do đó, việc Mỹ-Trung nảy sinh những va chạm và mâu thuẫn trong vấn đề thương mại là điều không thể tránh khỏi.

Thứ hai, phương thức quản lý khác nhau giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được cho là lý do quan trọng khiến va chạm giữa hai nước không ngừng gia tăng.

Tổng thống Trump được lựa chọn thông qua cạnh tranh bầu cử giữa các đảng phái. Do đó, chính sách thương mại và chính sách đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với chính sách tranh cử. Trong đó cuộc chiến thương mại cũng chính là một phương thức trong sách lược tranh cử của ông Trump.

Trong khi đó, chính sách thương mại của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích thương mại thông qua việc duy trì sự phát triển quốc gia và vai trò toàn cầu hóa.

Do đó, nếu Mỹ-Trung xuất hiện sự khác biệt trong vấn đề thương mại, tất yếu sẽ dẫn tới cuộc chiến thương mại.

Hơn nữa, xã hội phương Tây đặc biệt là xã hội Mỹ, tầng lớp trung lưu có vai trò đặc biệt quan trọng, là căn nguyên của sự ổn định xã hội.

Tuy nhiên, do sự phát sinh của cuộc khủng hoảng tài chính, tầng lớp trung lưu của Mỹ đã chịu những sức ép rất lớn đến từ tầng lớp thượng lưu và bình dân, do đó đang phải đối mặt với nguy cơ "bên miệng vực".

Trong khi đó, tầng lớp trung lưu trong xã hội Trung Quốc lại đang trỗi dậy, trở thành lực lượng quan trọng giúp duy trì sự ổn định kinh tế và trật tự xã hội.

Trong trường hợp này, tầng lớp trung lưu ở Mỹ và Trung Quốc đã có những đòi hỏi khác nhâu đối với chính phủ, qua đó gây ảnh hưởng tới quyết sách của chính phủ.

Ngoài ra, sự khác biệt về truyền thống văn hóa cũng là nguyên nhân khiến va chạm thương mại Mỹ-Trung không ngừng tăng lên.

Truyền thống văn hóa của Trung Quốc coi trọng thiên hạ một nhà, không phân biệt "anh-tôi". Trong khi đó, truyền thống văn hóa phương Tây chủ yếu chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Hy Lạp cổ đại. Sự thể hiện rõ nét nhất đó là sự phân chia lợi ích, cạnh tranh lợi ích giữa các thành bang.

Chính vì sự khác biệt giữa chủ nghĩa thiên hạ và chủ nghĩa thành bang tất yếu sẽ dẫn tới những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích Mỹ-Trung.

Theo Tiền Phong

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích