Airbus và 6 hãng hàng không lớn khác của châu Âu đang kịch liệt phản đối những dự luật này và cho biết việc đưa các hãng hàng không toàn cầu vào chương trình mua bán khí phát thải carbon dioxide (ETS) của EU, tạo ra một mối đe dọa "khôn lường" cho ngành công nghiệp hàng không châu Âu bằng cách mở ra khả năng về một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Phát ngôn viên của Airbus cho biết "Vấn đề về ETS bắt đầu là một cuộc thảo luận về pháp luật môi trường, nhưng hiện tại nó đã biến thành một cuộc xung đột thương mại". Theo Airbus và các đối tác hãng hàng không khác ở châu Âu, ba hãng hàng không nhà nước Trung Quốc đang từ chối để hoàn thành đơn đặt hàng cho 45 máy bay Airbus A330 trị giá lên đến 12 tỷ USD.
Lập luận của họ đã được nêu trong thư gửi các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu, bao gồm cả Thủ tướng David Cameron của Anh, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp François Fillon và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Chiến dịch này được tổ chức bởi Tom Enders, Giám đốc điều hành của Airbus, và nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao của British Airways, Virgin Atlantic, Lufthansa, Air France, Air Berlin và Iberia. Những người đứng đầu của 2 nhà sản xuất động cơ hàng không, Safran của Pháp và MTU của Đức cũng đã ký vào bức thư.
Kế hoạch của EU nhằm điều chỉnh sản lượng của carbon dioxide, trong một phần của nỗ lực để chống lại sự nóng lên toàn cầu, đã khuấy động một mối lo ngại trong ngành công nghiệp hàng không châu Âu. Airbus – doanh nghiệp sử dụng hơn 50.000 lao động trên khắp châu Âu lập luận rằng dự luật sẽ phá hủy khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế suy yếu, muốn EU tạm hoãn việc mở rộng của chương trình này cho đến khi một kế hoạch toàn cầu điều chỉnh lượng khí thải carbon giữa các hãng hàng không có thể được thỏa thuận.
Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác lo ngại rằng việc dự luật về ETS của châu Âu có thể sẽ yêu cầu các hãng hàng không phải trả một khoản phí liên quan đến lượng khí thải carbon ngay cả khi đang bay ngoài không phận châu Âu.
Airbus cho biết 3 hãng hàng không Trung Quốc là Air China, China Eastern và Hải Nam Airlines - đã thất bại trong việc hoàn tất thỏa thuận sơ bộ để mua A330 vì quan điểm phản đối của Bắc Kinh trong vấn đề ETS.
Các giám đốc điều hành ngành công nghiệp này cũng cảnh báo về các hành động “ trừng phạt" của các quốc gia khác nhằm phản đối ETS.
Airbus cho biết một nửa trong số 2.000 việc làm của hãng ở Pháp, Đức, Anh và Tây Ban Nha bị đe dọa bởi các đơn đặt hàng từ Trung Quốc bị đình lại.
Theo TTVN