Mở tối đa “van” tín dụng cho bất động sản để hãm cơn “đột quỵ”

Thứ năm, 26/04/2012, 08:05
Thị trường bất động sản đình đốn, hàng hóa không bán được, dự án thi công cầm chừng, doanh nghiệp “muối mặt” nợ đọng hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê nhà của Nhà nước... Liệu tình trạng thê thảm này có chấm dứt sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mở tối đa “van” tín dụng đối với bất động sản?


Các tin khác
>>Ngân hàng sẽ chết cùng doanh nghiệp?
>>CEO Trung Nguyên gửi thư tới CEO Starbucks
>>DATC “bơm” tối đa 250 tỉ đồng cho Bianfishco
>>Tỉnh chỉ đạo xem xét vụ bán thương hiệu cà phê Việt cho Trung Quốc

 


Nhiều dự án đang rất “khát” vốn để kịp hoàn thiện bàn giao cho khách hàng
 

Do mang trong mình quá nhiều yếu tố bất ổn, thị trường bất động sản đã “đột quỵ” và bị “nhấn chìm” từ đầu năm 2011 tới nay, ngay khi Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng. Nhiều mảng thị trường tụt dốc khá sâu, thậm chí đã xuất hiện một số đợt bán tháo cục bộ.

Nhìn vào tình hình bi đát của thị trường thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, cả nền kinh tế đình trệ thì các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng là điều tất yếu. Ông phân tích: “100% các doanh nghiệp bất động sản đều phải vay vốn từ ngân hàng để thực hiện dự án.

Ngay cả các doanh nghiệp lớn, được đánh giá là chuyên nghiệp, đầu tư bài bản cũng phải vay ngân hàng một lượng tiền rất lớn. Họ không đi sai đường, nhưng do cùng lúc triển khai nhiều dự án có quy mô lớn, trong khi đầu ra thị trường “lạnh”, dòng tiền thu về giảm sút, vốn vay tiếp từ ngân hàng cũng bị giảm mạnh thì đương nhiên sẽ lâm vào cảnh khó khăn”. 

Tuy nhiên, tới giữa tháng 4-2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố nới “van” tín dụng với bất động sản; trong vòng 1 tháng trần lãi suất huy động giảm liên tiếp 2 lần, về mốc 12%; Nhà nước sẽ bỏ tiền mua bất động sản trong nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng... Về xu hướng của thị trường hiện nay.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia bình luận, những khó khăn chỉ là tạm thời. Bất động sản đang ở trạng thái nghỉ ngơi chờ một làn sóng đầu tư mới. Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản sẽ ấm dần lên.

Cũng có cái nhìn lạc quan, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trong vài tháng tới. “Thị trường đang có những dấu hiệu tích cực với nhiều thông tin tốt, mặt bằng lãi suất đang giảm dần, lạm phát duy trì ở mức thấp... Song, do độ trễ của chính sách, thị trường sẽ có chuyển biến tích cực trong 3-6 tháng tới.

Thị trường lúc này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lý. Bên mua - bên bán vẫn giằng co nhau, chứ thực ra tiền đầu tư trong dân vẫn còn rất nhiều... Thị trường có xuống dốc thật nhưng kinh nghiệm cho thấy, sự suy giảm đó vẫn luôn nằm trong xu hướng đi lên trong dài hạn” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng dự báo.


Không dễ tìm vốn

Nói về khả năng bơm vốn ra thị trường của các “ông chủ” nhà băng sau “mệnh lệnh” tháo “van” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, quyền cho ai vay hoàn toàn thuộc về ngân hàng.

Ông nói: “Ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm với từng đồng vốn của mình nên họ cũng phải xem xét dự án nào tốt, chủ đầu tư nào có đủ năng lực trả nợ thì họ mới cho vay chứ không thể cho vay bừa bãi được...”.

Cũng đồng ý rằng quy định mới của ngân hàng đã mở tín dụng ra rất nhiều song một số doanh nghiệp bất động sản chưa hết lo khi gõ cửa ngân hàng xin vay vốn. Nhiều ý kiến vẫn cho rằng để tiếp cận với nguồn vốn là không hề dễ dàng. Thêm vào đó, không phải trần lãi suất huy động giảm thì lãi suất cho vay sẽ giảm ngay lập tức.

Nếu theo “lý thuyết”, khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động 12%/năm, lãi suất cho vay sẽ giảm về khoảng 14 - 16%, các doanh nghiệp có thể giữ được ổn định sản xuất trước mắt, khắc phục khó khăn tạm thời.  

Nhớ lại thời gian khó khăn trước đây, giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ: “Mới năm ngoái thôi, ngân hàng công bố cho vay 17 - 18%, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp phải vay với lãi suất 19 - 20%/năm, thậm chí cao hơn. Ngay với các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp, quy định nói là doanh nghiệp đầu tư sẽ được vay nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển.

Song, khi doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn mới biết gian nan. Kết cục, rất hiếm người đi được tới đích và hầu hết đều phải đi vay vốn thương mại từ ngân hàng với lãi suất cao, chứ chờ xét duyệt không biết bao giờ mới được...”. 


Theo ANTĐ

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích