Những gia đình giàu nhất Việt Nam có tài sản không "ảo" (kỳ 2)
Thứ năm, 10/05/2012, 10:30
Ngoài các ông Trương Gia Bình, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Thành Tâm... Còn có nhiều người rất có ý thức trong việc để lại những công trình văn hóa, xã hội cho đời sau như các ông Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Trần Đình Trường, Trần Đình Chín… mà tôi được biết.
Chúng tôi xin giới thiệu những gia đình giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Nhưng, có người nói rằng, tài sản trên sàn chứng khoán là tài sản ảo! Có đúng vậy không? Ta thử điểm lại những người được coi là giàu nhất trên sàn mấy năm qua.
Năm 2006, ông Trương Gia Bình với tài sản là 2.354 tỷ VNĐ, được coi là người giàu nhất Việt Nam năm đó. Sang năm 2007 là ông Đặng Thành Tâm chủ tập đoàn Tân Tạo Và Kinh Bắc với tài sản là 6.293 tỷ. Ông được coi là người giàu nhất 2007. Đến năm 2008, ông chủ của Hoàng anh gia Lai lên ngôi. Ông Đoàn nguyên Đức có tài sản trên sàn lúc đó là 6.159 tỷ. Ông được coi là người giàu nhất Việt Nam 2008.
Đến năm 2009 vẫn ông Đoàn Nguyên Đức giữ ngôi đầu với tài sản lên đến 11.439 tỷ. Năm 2010 ông Đức mất ngôi, thay vào đó là ông Phạm nhật Vượng với tài sản là 15. 775 tỷ. Năm 2011 ông Vượng vẫn giữ ngôi đầu với tài sản lên tới 16.764 tỷ.
Qua đó ta thấy rằng sự giàu có này có sự biến đổi, có lẽ cái “Ảo” là ở chổ đó chăng?
Ví như ông Đặng thành Tâm, người được coi là giàu nhất năm 2007 đến năm 2011 tài sản của ông trên sàn đã giảm 70% so với năm 2010. Giảm những 2.670 tỷ.
Hay ông Đoàn nguyên Đức hai năm liền giữ ngôi đầu, cho đến năm 2011 tài sản đã giảm 64% so với 2010, giảm đến 4.440 tỷ.
Chị em với ông Đặng Thành Tâm, có bà Đặng Thị Hoàng Yến đã rời khỏi tốp 10 người giàu nhất, thay vào đó là một đại gia Yến khác - Bà Nguyễn Hoàng Yến năm ngoái đứng thứ 12 nay đã lên hạng, đứng thứ 4. Hồ hùng Anh xếp thứ 13 năm ngoái, nay đã lên bảy bậc, đứng thứ 6…
Những biến đổi này là tất nhiên, vì không chỉ trên sàn, nơi tài sản được coi là “Ảo” mà ngay cả những đại gia, những gia đình không lên sàn cũng có những thay đổi.
Cuộc đời là như vậy. Bãi biển, nương dâu… Là chuyện khó lường.
Tôi nghe nói thi sỹ Bùi Giáng vốn sinh ra trong một gia đình “Danh gia vọng tộc” thế mà đến đời ông, lại sống không cửa, không nhà, trở thành một người chăn dê trên núi…
Ông đã lựa chọn hay cuộc đời đã lựa chọn cho ông?
Không cửa, không nhà… Nhưng ông đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ.
Đó mới là tài sản đáng quý nhất.
Cho nên, “Danh thiếp” của thi sỹ Bùi Giáng mới ghi:
Hỏi tên: rằng biển dâu ngàn
Hỏi quê: rằng xứ mơ màng đã quên…
Hôm qua là nương dâu, hôm nay đã là bãi biển…
Với lại, như triết lý của nhà Phật, của cải vốn là vật ngoại thân, ai mà biết được… Huống chi của cải lại ở trên sàn chứng khoán… ảo!
Những gia đình giàu nhất Việt Nam
Cho nên, có những gia đình giàu có ở Việt Nam bỏ ra nhiều tiền làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Họ cũng rất có ý thức trong việc để lại những công trình văn hóa, xã hội cho đời sau như các ông Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Trần Đình Trường, Trần Đình Chín… mà tôi được biết.
Tuy tài sản trên sàn không định hình, luôn thay đổi, năm nay anh là giàu nhất, nhưng năm sau có thể phải xếp sau người khác, nhưng họ vẫn là những gia đình giàu có bậc nhất đất nước này.
Tôi lại nói về một người có tài sản, đúng hơn là một gia đình người Việt có tài sản không kém gì gia đình ông Phạm Nhật Vượng. Mà là tài sản không “Ảo”, nghĩa là không ở trên sàn chứng khoán; tài sản nhìn thấy hẳn hoi, có người trả giá hẳn hoi, đã được kiểm chứng hẳn hoi. Đó là gia đình ông Trần Đình Trường.
Cũng như ông Phạm Nhật Vượng, tôi cũng đã có bài viết về ông Trần Đình Trường. Ông cũng người Hà Tĩnh, không phải ở huyện Can Lộc quê ông Vượng mà là ở huyện Kỳ Anh, cùng huyện với tôi. Ông Trần Đình Trường hiện là chủ tịch tập đoàn QUẢN TRỊ TRẦN và đang định cư ở Mỹ.
Khách sạn Carter nằm ngay trung tâm của quảng trường Thời đại - New York
Khi tôi có chuyến đi với hoa hậu Thu Thủy thăm nước Mỹ, lần đầu tiên đặt chân lên thành phố giàu có và phồn hoa bậc nhất thế giới, thành phố New York, ở trong một khách sạn ngay trung tâm của quảng trường Thời đại nổi tiếng, khách sạn Carter, mà chủ của nó là một người Việt, ông Trần Đình Trường, tôi thực sự ngạc nhiên.
Tuy từ thời học phổ thông, tôi cùng học với người em ruột của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Triêm, đã được nghe kể nhiều chuyện ly kỳ về ông Trần Đình Trường, mà thời đó chúng tôi chỉ ghé tai nói thầm với nhau vì sợ…
Ý chí làm giàu đến kỳ lạ của một con người sinh ra và lớn lên ở vùng quê được coi là nghèo nhất nước, vùng bán sơn địa của huyện Kỳ Anh (Hà Tình).
Trong câu chuyện Trạng mà mấy anh em chúng tôi vẫn kể: Để chứng mình quê mình nghèo nhất (được xếp vào diện nghèo), chẳng cần lập hồ sơ hay số liệu gì cả, mà chỉ cần đọc hai câu ca dao thôi:
Trăng lên đến đỉnh mu rùa
Cho anh đ…chịu, đến mùa anh trả khoai!
Đến ngay cái khoản ấy mà còn phải “chịu”, đến mùa mới trả…mà còn trả bằng khoai…nữa chứ!
Nghèo đến thế là cùng!
Vậy mà lại có một con người sinh ra ở đó nay là người giàu nhất Việt Nam.
Trong một bức thư ông gửi cho tôi mời tôi sang tham nước Mỹ (mà tôi chưa đi được) Ông viết thêm rằng khách sạn Carter của ông ở trung tâm thành phố New York có người trả giá 1 tỷ đô la, ông khẳng định “Khách sạn Carter là niềm tự hào của người Việt ở đây… vì thế khách sạn Carter không bán… chúng tôi sẽ duy trì nó như một tài sản vô giá…”.
Ông Trần Đình Trường cùng những người bạn
Trong dịp tết Nhâm Tuất, con trai đầu của ông Trường là Trần Đình Nam và vợ là Chu Thị Hạ về Việt Nam, có đến nhà tôi chơi, Trần Đình Nam cho biết có người đã trả giá khách sạn Carter hơn một tỷ đô nhưng “Ba em không bán…ba em nói dứt khoát như vậy…”.
Vì tôi đã nhìn thấy khách sạn Carter, đã hỏi một số người đáng tin cậy họ đều nói, giá một tỷ đô là đúng.
Ông Trần Đình Trường có 11 người con, nhiều người trong số đó đang làm ăn tại Mỹ như Trần Đình Nam, Trần Thanh Bắc… đều có tài sản riêng đáng kể.
Tháng chạp năm 2011, tôi có đến nhà em ruột ông Trần Đình Trường là Trần Đình Chín ở ngay trung tâm bờ hồ Hoàn Kiếm (Phố hàng Khay) và được ông cho xem bản thiết kế một dự án lớn. Đó là dự án công viên biển ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Tôi đã nhiều lần đến hồ cá Tri Nguyên, nơi trước đây nuôi nhiều loại cá nước mặn cùng các loại sinh vật biển thu hút khách tham quan khắp cả nước. Ông Trần Đình Chín cho biết, hồ cá Tri Nguyên sẽ là trung tâm của công viên biển, một khu nghỉ dưỡng, vui chơi vào loại bậc nhất Việt Nam. Gần ba mươi phút, tôi đắm mình vào dự án này qua thiết kế của một kiến trúc sư nổi tiếng ở Mỹ.
Bãi tắm tự nhiên tuyệt đẹp. Bãi tắm nhân tạo cũng rất đẹp. Hệ thống khách sạn 5 sao, bể bơi, sân tennis, khu vực dưỡng sinh…
Tôi đã đến nhiều nơi nghĩ dưỡng nổi tiếng trong nước và thế giới. Mỗi nơi có một vẻ đẹp và những tiện ích khác nhau. Nơi đây cũng vậy, cái đẹp vừa có vẻ hoang sơ, nơi con người có thể hòa mình vào thiên nhiên trong lành của biển cả lại vừa rất hiện đại, đầy đủ tiện nghi…
Ngay con đường dẫn vào khu trung tâm nghĩ dưỡng mà tôi nói với chủ nhà là “Cổng thiên đường”, nhưng ông Trần Đình Chín thì khiêm tốn: sợ như vậy người ta lại bảo là khoa trương!
Ông Chín cho biết dự án này đang triển khai với số tiền đầu tư lên đến 35 triệu đô la Mỹ. Câu chuyện xoay quanh các con ông đang làm ăn ở Mỹ. Ba người con trai của ông Trần Đình Chín là Trần Đình Thành; Trần Đình Hùng; Trần Đình Sơn hiện là chủ của QUALITY INN ở Mỹ.
Với hai khách sạn đã đưa vào sử dụng và một khách sạn đang xây. Số tài sản của các con ông khoảng 100 triệu đô la. Như vậy, số tài sản “nhìn thấy”, có giá hẳn hoi của gia đình ông Trần Đình Trường (Gồm các con, em ông Trường) lên đến 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ.
Gia đình ông Trần đình Trường là gia đình đầu tiên ở Việt Nam có tài sản không “Ảo” hơn 1 tỷ đô. Là gia đình người Việt giàu nhất từ trước đến nay. Cũng có thể nói là gia đình giàu nhất Việt Nam hiện nay. Dù đã có hai gia đình người Việt có tài sản hơn một tỷ đô la, nhưng họ vẫn chưa được xếp hạng vào các gia đình giàu có trên thế giới.
Có một tạp chí rất có uy tín về xếp hạng các người giàu trên thế giới là tờ FORBES, hàng năm, tạp chí này thường đưa ra danh sách các tỷ phú đôla và xếp hạng người giàu (Từ 1 tỷ đô trở lên), nhưng, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có ai được họ để mắt đến!
Họ chưa biết hay chưa tin vào số liệu chúng ta đưa ra? hay vì lẽ gì? Đó là tôi chỉ nói về những người giàu, nhưng gia đình giàu có ở Việt Nam không phải là quan chức. Họ được xem như những đại gia. Những nhà “Tư sản” mới!