Nhiều doanh nghiệp mất thương hiệu tại Trung Quốc

Thứ hai, 28/05/2012, 09:25
Một thực tế làm đau đầu rất nhiều nhà đầu tư khi ý định xâm nhập thị trường Trung Quốc, đó là nhiều DN phát hiện hàng loạt thương hiệu của mình bị đăng ký bảo hộ tại thị trường Trung Quốc.
Điều này xuất phát từ một sự khác biệt trong luật pháp Trung Quốc trong việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu. Nếu như ở Mỹ, một công ty chỉ được đăng ký thương hiệu khi họ chứng minh được rằng, thương hiệu đó sẽ được sử dụng trong kinh doanh, thì ở Trung Quốc, họ chỉ cần là người đầu tiên.
 
Chính sự khác biệt này đã biến việc đăng ký thương hiệu và bán lại thương hiệu cho những công ty hay cá nhân có nhu cầu đang trở thành một nghề kinh doanh mới lạ và mang lại nhiều lợi nhuận tại Trung Quốc.
 
Kinh doanh thành công ở Trung Quốc, nhưng công ty của Ben Walters đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, tất cả chỉ vì cái tên – OSPOP.

Apple chính thức mất thương hiệu iPad tại Trung Quốc. 

Công ty của Ben Walters chuyên kinh doanh giày và áo phông. Công ty đã tiêu thụ được gần 30.000 đôi giày kể từ khi thành lập năm 2007. Nhưng Walters đã thật sự sốc khi phát hiện ra rằng, có 4 công ty khác của Trung Quốc đã đăng ký thương hiệu OSPOP. Giờ đây, 4 công ty này đang tranh cãi về quyền lợi của mình ở tòa…
 
Anh không thể làm gì nhiều. Walters đã không đăng ký thương hiệu ở Trung Quốc nữa. Bây giờ anh chỉ còn cách cố gắng mua lại tên từ một trong những công ty đang tham gia vào cuộc tranh chấp pháp lý với cái tên OSPOP này.
 
Ben Walters, người sáng lập thương hiệu OSPOP nói: “Chúng tôi đã đưa ra một cái giá không tệ, nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được là sẽ không có một thỏa thuận nào nếu chúng tôi không chi ra một khoản tiền xung quanh con số 1 triệu Nhân dân tệ”.
 
Khoản tiền này tương đương 150.000 USD và Walters đã từ chối chi trả. “Bạn sẽ luôn luôn thấy có những kẻ giống như những loài thú săn mồi, chỉ ngồi một chỗ, tìm kiếm trên mạng những cái tên có thể chuẩn bị vào thị trường Trung Quốc và đem đi đăng ký trước với mục đích không gì hơn là để yêu cầu những khoản chuộc thương hiệu”, Ben Walters chỉ trích.
 
Walters đã tiếp tục kinh doanh như bình thường trong lúc phiên tòa vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng anh đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa công ty nếu các nhà chức trách tuyên bố thương hiệu của anh thuộc về một người khác. Đây cũng là vấn đề đang ảnh hưởng đến rất nhiều các thương hiệu nước ngoài.
 
Ở Trung Quốc, chỉ riêng trong năm 2011, có tới 600 ngàn thương hiệu được đăng ký (tức là nhiều gấp 2 lần so với ở Mỹ). Các luật sư cho rằng, xâm chiếm thương hiệu đang trở thành một vấn đề lớn.
 
Luật sư Kenny Wong cho biết, gần đây, chúng tôi đã phát hiện thấy những cá nhân một mình xin đăng ký rất nhiều thương hiệu khác nhau. Một trường hợp tôi mới gặp tháng trước, một mình anh ta đã nộp tới 400 đơn đề nghị cấp thương hiệu.“Đây được gọi là sự xâm chiếm về thương hiệu. Ở đó các công ty hoặc cá nhân có thể kiếm lợi từ việc đăng ký thương hiệu đầu tiên. Điều này rất khác với quy trình ở Mỹ vì ở Mỹ thì các công ty phải chứng minh rằng, thương hiệu mình đã đăng ký sẽ được sử dụng trong kinh doanh…”.
 
Ben Walters, người sáng lập thương hiệu OSPOP: “Tình trạng này sẽ cản trở việc tạo ra thêm việc làm cũng như cản trở những phát minh tại chính Trung Quốc. Tôi nghĩ, các nhà hoạch định chính sách nhìn thấy nhu cầu phải thay đổi hiện trạng này”.
 
Cho đến khi mọi thứ thay đổi được thì các công ty vẫn phải chắc chắn rằng, họ là những người đăng ký thương hiệu đầu tiên, nếu không muốn mất tên tuổi của mình ở thị trường Trung Quốc.


Theo VTV

Các tin cũ hơn