Đầu tư ngoài ngành: Tập đoàn Cao su sẽ phải thoái vốn tại những công ty nào?

Thứ hai, 16/07/2012, 12:22
VRG đang nắm giữ 45 triệu cổ phiếu SHB (9,34%) và 4,1 triệu cp SHS (4,11%), với thanh khoản hiện tại của SHS, nếu VRG thoái vốn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu SHS.
 
Cuối tháng 3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
 

Theo đó, trong giai đoạn 2012-2015, VRG được duy trì 100% vốn nhà nước tại công ty mẹ - Tập đoàn và 22 công ty TNHH Một thành viên trồng và chế biến cao su.

Đối với công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam, Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trong văn bản gửi Tập đoàn Cao su ngày 28/3, Chính phủ yêu cầu VRG thực hiện thoái vốn tại 15 doanh nghiệp bao gồm:

Tập đoàn cao su đang đầu tư vào những công ty nào?

Các công ty niêm yết
 

VRG hiện nắm cổ phần chi phối tại 5 DN cao su đang niêm yết trên sàn HoSE là cao su Đồng Phú, cao su Hòa Bình, cao su Phước Hòa và cao su Tây Ninh. Riêng công ty cao su Bến Thành, VRG mới nắm 15,4% và dự tính VRG sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại công ty này.

VRG cũng nắm vốn tại CTCP Gỗ Thuận An (GTA – nắm 18,38%) và Gỗ MDF Quảng Trị (75,79%). Trong danh sách Thủ tướng phê duyệt, VRG sẽ phải thoái toàn bộ vốn tại MDF – tương đương hơn 26 triệu cổ phiếu.

Tại các ngành tài chính, ngân hàng, lộ trình VRG phải thoái vốn trong năm 2012-2013. Hiện VRG đang nắm giữ 45 triệu cổ phiếu SHB (9,34%) và 4,1 triệu cp SHS (4,11%). Với thanh khoản của SHS khoảng 1 triệu cổ phiếu/phiên, nếu VRG phải thoái vốn toàn bộ khỏi SHS thì cũng không tác động quá nhiều đến giá cổ phiếu SHS, tuy nhiên nếu bán SHB, có lẽ VRG sẽ phải tìm đối tác để chuyển nhượng.

Đối với công ty chứng khoán cao su, VRG đã chuyển toàn bộ cổ phần nắm giữ sang cho công ty con là công ty Tài chính TNHH MTV Cao su với tỷ lệ nắm giữ của Tài chính cao su tại RUBSE là 51%. Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su VN đang đóng vai trò là kênh hỗ trợ vốn cho các dự án cao su của VRG nên sẽ tiến hành cổ phần hóa vào năm 2015-2016 sau đó VRG sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống khoảng 51%.

Hơn 40 công ty ngoài ngành

Hiện VRG góp vốn, nắm cổ phần tại 116 công ty, trong đó có 29 công ty TNHH (24/29 là công ty trồng cây cao su), 8 công ty gỗ, 18 công ty xây dựng (8 công ty xây dựng Khu công nghiệp), 22 công ty ngành khác.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của VRG sẽ là trồng mới, khai thác cao su, công nghiệp cao su và chế biến gỗ. Ngành đầu tư KCN trên đất cao su được điều chỉnh thành ngành kinh doanh chính để phát triển ngành công nghiệp cao su của Tập đoàn.

Theo thông tin từ Hiệp hội Cao su, trong 24 công ty TNHH về trồng cây cao su, từ nay đến 2015, VRG sẽ cổ phần hóa 12 công ty. Các công ty còn lại ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung hiệu quả chưa cao sẽ tiếp tục thực hiện đến 2020. Để bảo đảm quyền chi phối của Nhà nước, các công ty cổ phần hóa VRG sẽ nắm giữ khoảng 65% cổ phần.

Đến 2020, các công ty cao su, công ty công nghiệp cao su sẽ được bán cổ phần để trở thành công ty đại chúng.

Các công ty gỗ: Theo thông tin từ Tạp chí Cao su, Công ty MDF DongWha sẽ thực hiện IPO sau năm 2015 khi nhà máy hoạt động ổn định. Đối với công ty Gỗ khi IPO Tập đoàn sẽ giữ cổ phần chi phối theo quy định của Nhà nước.
 

Với các dự án thủy điện đang trong quá trình đầu tư do gặp khó khăn về nguồn vốn, dự kiến khi đã giải quyết xong nguồn vốn, VRG sẽ thoái vốn sau 2015. Còn ở các lĩnh vực kinh tế khác, VRG sẽ tiến hành thoái 100% vốn ở 13 công ty từ 2012-2015.
 

Các công ty khu công nghiệp: Việc IPO sẽ tiến hành đồng thời với việc tổ chức sắp xếp lại, ngoài 4 công ty đã là công ty đại chúng sẽ đăng ký giao dịch trên sàn GDCK khi đủ điều kiện, các công ty còn lại theo quy hoạch và đặc điểm từng khu vực, sẽ tiến hành IPO khi cho thuê được 50% quỹ đất, dự kiến trong giai đoạn đến 2015 sẽ IPO 3 khu và sau 2015 sẽ IPO 4 khu.

Do mối liên hệ chặt chẽ về đất đai, các công ty Khu công nghiệp sau IPO Tập đoàn dự kiến vẫn giữ cổ phần chi phối (theo Tạp chí Cao su).
 

Kế hoạch kinh doanh

Năm 2011, Tập đoàn Cao su đạt gần 33.490 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 30,6 % so với năm 2010, Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 11.692,53 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 46.65 % số tuyệt đối tăng 3.719.5 tỷ đồng.

Năm 2012, VRG đạt kế hoạch đạt Tổng doanh thu 33.460 tỷ đồng,- Tổng lợi nhuận (trước thuế) 9.385 tỷ đồng.
 
Theo TTVN

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích