Hàng không “đua” giành thị phần nội địa

Thứ hai, 16/07/2012, 13:53
Cuộc đua giành thị phần nội địa của các hãng hàng không đang nóng lên từng ngày với các “chiêu” khuyến mãi “khủng” và thậm chí là những chính sách “ép sân’ đối thủ cạnh tranh một cách rõ rệt.


>> Vietnam Airlines vay Eximbank 100 triệu USD: 'Cứ để hồ sơ trong tủ'
>> Hành khách chê tiếp viên Vietnam Airlines 'không biết cười'
>> 'Thượng đế' nói sự thật gì với Vietnam Airlines?
 

Ngày 12/7/2012, một thông báo phát đi từ Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam khu vực miền Trung cho thấy hãng này đã quyết định áp dụng mức chiết khấu “khủng” trên 4 đường bay cạnh tranh với “tân binh”VietJetAir (VJA).

Đoạn 2.2.2 của thông báo này nói rõ: mức chiết khấu tính thêm trên 4 đường bay cạnh tranh có VJA khai thác được tính trực tiếp tương ứng tại các mức doanh số. Ví dụ: trong quý 3.3012, đại lý có tổng doanh thu nội địa đạt 19 tỷ đồng, trong đó doanh thu tính chiết khấu trên 13 đường bay cạnh tranh là 16 tỷ đồng, doanh thu trên 4 đường bay có cạnh tranh với VJA là 12 tỷ đồng, thì tiền chiết khấu đại lý được hưởng là: chiết khấu tính trên 14 đường bay cạnh tranh là 122 triệu đồng, chiết khấu tính trên 04 đường bay có VJA khai thác là 12 tỷ đồng x 0,35% = 42 triệu đồng. Tổng tiền chiết khấu đại lý được hưởng là 122 triệu + 42 triệu = 164 triệu đồng.
 



VJA khó lòng cạnh tranh khi VNA "tung chiêu"?


“Tân binh” VJA hoàn toàn có cơ sở để lo ngại khi “anh cả” Vietnam Airlines (VNA) công bố mức chiết khấu này, “đích nhắm” của “ông anh” tới “chú em” mới gia nhập thị trường vẻ như cũng rất rõ rệt. Nó làm người ta liên tưởng tới câu chuyện Jetstar Pacific từng phải ngừng bay 2 tuyến “vàng” Hà Nội- Nha Trang, Hà Nội- Đà Nẵng vì kinh doanh không hiệu quả nhưng thực chất là không thể cạnh tranh với “chiêu”liên tục khuyến mãi cho nhiều chặng bay nội địa của Vietnam Airlines vào mùa thấp điểm.

Không lo sao được khi VNA hiện đang nắm giữ một thị phần khổng lồ lên đến 97%, trải rộng từ phân khúc giá rẻ tới cao cấp. Ở thế độc quyền này, bất cứ một ‘cử động” nào của VNA cũng có thể khiến đối thủ cạnh tranh nhỏ bé (chỉ chiếm vài ba phần trăm thị phần) như VJA hay Air Mekong “hết hồn”.

Thực tế, ngay sau khi về dưới “trướng” của VNA, Jetstar Pacific đã liên tiếp “tung chiêu” khuyến mại giành thị phần trên thị trường nội địa. Jetstar Pacific cam kết, nếu khách hàng nào tìm thấy giá vé bán trên internet của hãng khác thấp hơn giá vé thấp nhất đang mở bán tại trang web www.jetstar.com thì Hãng sẽ bán cho hành khách đó với giá thấp hơn 10% so với giá tìm thấy.
 



Sự hài lòng của khách hàng vẫn là yếu điểm của VNA


Cuộc cạnh tranh trên thị trường nội địa ở phân khúc giá rẻ được khởi đầu với sự “cầm trịch” của VJA giờ đây đang có nguy cơ bị ‘cướp cái”. Không thể cạnh tranh với “người khổng lồ” bằng tiền, VJA chỉ có thể cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ, điều mà VNA đã rất cố công nhưng không cải thiện được tình hình.

Cất cánh chưa tròn năm với 4 đường bay hằng ngày kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang, đội bay gồm 3 chiếc A320, luôn đạt trên 90% khai thác phần nào minh chứng cho sự hài lòng của khách hàng với VJA. Nếu tiếp tục làm tốt khâu này, VJA sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn trên thị trường hàng không nội địa.

 

 

Theo Pháp Luật VN

Các tin cũ hơn