>> Nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vượt 10%
>> Nợ xấu: 'Trần tình' rồi thêm lo
>> Ngân hàng lớn có nợ xấu cao
>> 'Ồ ạt' tái cấu trúc! Nhưng tái cái gì? Tái như thế nào vẫn là 'biến ảo'
Cụ thể, tỷ lệ CAR của Vietcombank tháng 1/2010 là 6,8%, tháng 2/2010 là 6,5% và tháng 3/2010 là 7,6%, đều thấp hơn quy định phải đạt 8%.
Trong năm 2010, vào ngày 20/5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất từ mức 8% lên 9%. Thông tư 13 thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và có hiệu lực từ 1/10/2010.
Tỷ lệ CAR của Vietcombank từng nhiều tháng dưới mức 8%, thậm chí dưới 7%.
Thế nhưng, chỉ số này của Vietcombank trong tháng 10/2010 là 6,73%. Các tháng tiếp theo 11 và 12 tương ứng là 6,28% và 7,03%, vẫn thấp hơn quy định là 9%.
Về tình trạng trên, trước đây cũng đã có những lý giải về nguyên do. Do vướng phải yêu cầu thí điểm cổ phần hóa và phương án tăng vốn điều lệ của Vietcombank bị trì hoãn kéo dài khiến vốn chủ sở hữu không thể cải thiện, tỷ lệ CAR dưới mức yêu cầu kéo dài. Sau khi nút thắt trên được gỡ, ngân hàng này liên tiếp tăng vốn và đã đảm bảo được tỷ lệ CAR theo quy định.
Liên quan đến ngân hàng này về hoạt động đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước thông tin thêm, Vietcombank có khoản vốn góp vào Tổng công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn bị suy giảm tới gần 90% giá trị: giá trị vốn góp 138 tỷ đồng, song tính đến hết năm 2010 chỉ còn 23 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước còn cho hay, trong năm 2010, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho vay thương mại ngoài các chương trình cho phép dẫn đến lỗ 18,1 tỷ đồng, nợ quá hạn 438 tỷ đồng.
Theo Vneconomy