Trung Quốc kiểm soát gắt gao thông tin trực tuyến, trong đó có những trang như Facebook. Ảnh: AP
Business Insider mới đây cho biết Trung Quốc có ý định mua lại "người khổng lồ" Facebook thông qua quỹ đầu tư nói trên. Nhiều người e ngại nếu thương vụ này có thật và thành công, Trung Quốc có thể can thiệp vào những gì 700 triệu người dùng trung thành của Facebook tải lên mỗi ngày.
Tuy nhiên Business Insider cũng đưa ra 3 lập luận chính xác cho rằng điều này khó có thể xảy ra.
Trước tiên, khoản đầu tư 1 tỷ USD không đem lại cho Trung Quốc nhiều quyền hành đối với trang mạng có giá trị gấp 100 lần khoản đầu tư đó khi nó niêm yết cổ phiếu.
Thứ hai, cổ phiếu mà Trung Quốc mua (từ các cựu nhân viên Facebook) là loại không có quyền biểu quyết.
Thứ ba, các cổ đông không có quyền can thiệp vào những nội dung trên website.
Tuy nhiên, vẫn có những điều khiến người ta không thể không lo lắng. Các quỹ kinh doanh tài sản quốc gia (SWF) ở các nước khác tương đối tách biệt với chính phủ. Nhưng ở Trung Quốc lại không như vậy. Chính quyền nước này muốn dùng quỹ SWF để mua cổ phần của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới nhằm kiểm soát truyền thông xã hội. Biện pháp này cũng là một phần trong chiến dịch nhằm chi phối những đàm luận về Trung Quốc, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, với chủ trương “công dân toàn cầu”, Trung Quốc đang nỗ lực để tạo ảnh hưởng đến mạng lưới truyền thông về nước này bằng cách mở những văn phòng ở nước ngoài để quốc tế hóa truyền thông trong nước, đặc biệt là Tân Hoa Xã, Truyền hình Trung ương, và Nhân dân nhật báo. Và Facebook là một lựa chọn tuyệt vời cho Trung Quốc.
Hồi đáp của Facebook đã được thể hiện bởi chuyến thăm Trung Quốc của nhà sáng lập Zuckerberg hồi tháng 12/2010, và Zuckerberg còn có kế hoạch quay trở lại trong tháng 9 tới đây với nỗ lực tiếp cận cộng đồng trực tuyến lớn nhất thế giới tại đây – 457 triệu người.
Forbes dẫn một báo cáo trong đó Zuckerberg cho biết anh tin Facebook có thể làm nên sự thay đổi ở Trung Quốc, giống như đã làm ở Ai Cập và Tunisia, sau những thất bại của Yahoo, Google hay Microsoft tại Trung Quốc.
Còn Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg lại tỏ ra “thận trọng về việc Facebook sẽ kinh doanh tại đây”. Nếu như Facebook gia nhập vào thị trường Trung Quốc, công ty của Zuckerberg sẽ bị yêu cầu kiểm duyệt trang mạng của mình cả trong và ngoài Trung Quốc. Đó hiển nhiên là lý do tại sao Trung Quốc muốn sở hữu cổ phần lớn trong Facebook. Nói chung, trong dài hạn, Trung Quốc muốn nắm quyền kiểm soát. Dĩ nhiên, một khi Facebook mang màu sắc Trung Quốc sẽ dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực. Các trang mạng xã hội sẽ thừa cơ nổi lên đánh cắp người dùng Facebook.
(Theo Vnexpress)
Lê Trung