Lỗ tăng mà lãi cũng tăng

Thứ bảy, 05/01/2013, 07:49
Nhiều ngày nay, người dân lại thấp thỏm trước việc Bộ Công Thương vừa đề xuất hướng sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Bác Nguyễn Đình Lập, ở Liên Mạc, Từ Liêm không khỏi lo lắng.

- Từ sáng tới giờ bác chỉ bình luận về xăng dầu là sao?
- Mấy ngày nay tôi đọc báo thấy nói Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ, chỉ khi doanh nghiệp tăng giá xăng dầu trên 1.000 đồng/lít thì mới phải xin ý kiến của ngành chức năng. Còn lại, khi điều chỉnh dưới mức đó thì doanh nghiệp được toàn quyền quyết định.
- Bác lo lắng về điều này?

giá xăng dầu
 Bộ Công thương đang đề nghị cho DN tự tăng giá xăng dầu, nếu mỗi lần tăng dưới 1.000 đồng/lít.

- Lo lắm chứ, xăng dầu ảnh hưởng sát sườn đến cuộc sống của mỗi người dân. Nếu để họ tự chủ như vậy thì khác gì bật đèn xanh cho họ tăng giá. Mỗi lần tăng 500-700 đồng/lít, một năm tăng nhiều lần như vậy thì người dân cũng liêu xiêu rồi mà chẳng ai làm gì được họ.
- Còn có sự cạnh tranh mà!
- Thị trường xăng dầu của chúng ta bấy lâu nay làm gì có cạnh tranh, mà đúng hơn là độc quyền, không có sự minh bạch. Khi giá xăng dầu thế giới tăng thì họ thúc ép đòi tăng, mà giảm thì họ cứ phớt lờ như không.
- Họ cũng sẽ phải tính toán đến cung - cầu khi tăng chứ!
- Xăng dầu là mặt hàng bắt buộc sử dụng, có ai muốn dùng nhiều đâu. Do đó, khi doanh nghiệp được tự chủ như vậy, họ chỉ biết đến lợi nhuận, sao mà nghĩ đến người tiêu dùng.  Lấy dẫn chứng như giá điện ấy. Để họ có quyền tự chủ, tự quyết, cứ một năm lại vài lần tăng giá, lỗ cũng tăng mà lãi cũng tăng. Đầu vào biến động cũng tăng, mà đầu vào không biến động cũng tăng. Người tiêu dùng, thị trường có phản ứng thì cũng như không, vì nó là loại hàng hóa đặc biệt, buộc phải dùng không thể thay thế.
- Tức là vẫn để như hiện nay?
- Thì trong khi chưa có cơ chế, giải pháp nào điều hành tốt hơn, thì nên để như vậy tốt hơn là cải tiến theo kiểu của Bộ Công Thương.

Theo ANTĐ

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn