Trận chiến "tái thiết lập" của châu Âu

Thứ sáu, 02/12/2011, 10:25
SaigonNews - Liên minh châu Âu đã bước sang ngày thứ ba của cuộc chiến “tái thiết lập” với mục tiêu đưa khu vực đồng tiền chung thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.



Trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt trước 5.000 người ủng hộ, Tổng thống Pháp Sarkozy đã cảnh báo rằng các nước phát triển đang bước vào một “chu kỳ kinh tế mới”, chỉ có thể khẳng định vị thế bằng cách giảm nợ, báo trước thời điểm khó khăn đối việc việc làm và kinh doanh.

Sau khi gặp Thủ tướng Anh David Cameron để thảo luận về vấn đề khu vực ngày hôm nay, thứ hai tới ông sẽ gặp và làm việc với Thủ tướng tướng Đức Angela Merkel để đàm phán và công bố kế hoạch thúc đẩy hiệp ước mới tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 8-9 sắp tới.

Ông nói: “Châu Âu sẽ phải đưa ra những lựa chọn quan trọng trong tuần tới. Nhưng đó không chỉ là lựa chọn mà cần thiết phải hành động ngay, nó cần phải được xem xét kỹ và thực hiện tái thiết lập."

Paris tin rằng hiệp ước mới sẽ nâng cao tính kỷ luật, trách  nhiệm và đoàn kết hơn. Ông Sarkozy, kêu gọi các thành viên thông qua một" quy tắc vàng "chính là phải cân bằng ngân sách của chính mình.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đấu tranh để thuyết phục thị trường rằng họ có thể ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, nguyên nhân có thể gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu và phá vỡ Liên minh tiền tệ này. Hội nghị thượng đỉnh tại Brussels vào tuần tới được xem là chìa khóa để ngăn chặn cuộc khủng hoàng.

Chủ tịch ECB Mario Draghi đã gửi một thông điệp mạnh mẽ là sẽ không có “cây đũa thần” nào cả. Ông nói với Nghị viện châu Âu là các Ngân hàng trung ương sẽ không hành động vượt ngoài quy tắc đặt ra bởi các điều ước quốc tế của EU và việc mua trái phiếu chính phủ  chỉ là "tạm thời và hạn chế".

“Ngân hàng không nên được yêu cầu làm những điều mà không thuộc trong các điều ước quốc tế. Điều đó không hợp pháp, mà còn là một sai lầm bởi vì ... nó sẽ làm giảm uy tín của ECB", ông nói thêm.

Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King cho biết hành động của Ngân hàng trung ương hôm thứ tư chỉ đơn thuần là cứu trợ tạm thời cho các vấn đề thanh khoản và” những nguyên nhân cơ bản  thì cần được giải quyết trực tiếp bởi các chính phủ liên quan”.

Anh không phải là một thành viên của eurozones, nhưng như là một thành viên của Liên minh châu Âu và là một trung tâm tài chính toàn cầu. Vì thế việc tiếp cận của London  được đánh giá rất cao, Thống đốc cho biết BoE đã chuẩn bị một kế hoạch trong trường hợp khu vực tiền tệ duy nhất  bị phá vỡ.

Theo Bộ trưởng Đức Guido Westerwelle thì:  "Những gì chúng ta cần làm đầu tiên và quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp trừng phạt tự động và quy định tính cần bằng của ngân sách".

Ông Sarkozy cho biết, tuy trong khi ECB "đang và sẽ vẫn còn độc lập", ông  vẫn tin rằng nó sẽ hành động để chống lại mối đe dọa của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.

Italy là quốc gia có nguy cơ vỡ nợ nghiêm trọng nhất trong khu vực, đang cấp thiết cần một gói cứu trợ trước khi rơi vào cơn bão suy thoái. Đức và Pháp đã cảnh báo rằng nếu tài chính Ý tiếp tục mất cân bằng thì Liên minh tiền tệ sẽ bị phá vỡ.

Thanh Nga (TH)

Các tin cũ hơn